Thành cổ Đồng Hới gắn với nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ của mảnh đất Quảng Bình anh dũng. Thành cổ tọa lạc tại phường Hải Đình, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500m. Đây là di tích kiến trúc - nghệ thuật thành luỹ quân sự được xây dựng từ năm Gia Long thứ 16 (1812) bằng đất.
Thành được xây ngay trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức lũy Trấn Ninh (lũy Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau khi Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, thành có kiến trúc đẹp, hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và Tây Bắc - Đông Nam.
Chu vi thành 465 trượng (1.860m), cao 1 trượng (4m). Mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây uốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn xinh xắn.
Thành xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát (không tô trát). Gạch có độ nung cao, loại gạch to (gạch vồ) có hai loại: 0,3m x 0,3m x 0,06m và 0,28 x 0,14 x 0,06. Các đầu múi khế là các vọng lâu và là những sở chỉ huy trực tiếp khi có các cuộc chiến đấu xảy ra. Năm 1842, Thiệu Trị lên ngôi được hai năm, ông đã đi Bắc tuần Động Hải và ra lệnh cho quan Thượng thư Bộ công và quân dân địa phương tu sửa lại thành và các luỹ cũ chắc chắn hơn.
Thành Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV), Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Mảnh đất bi hùng này còn chứng kiến cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng Nguyễn Huệ, hai lần ra Bắc chinh phạt lũ bán nước và cướp nước.
Đến thế kỷ XVII, mảnh đất thành Đồng Hới là vùng tranh chấp đất đai, quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn suốt 45 năm (1627 -1672).
Năm 1885, khi thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới, nhân dân và binh sĩ vùng Động Hải đã đánh trả quyết liệt, cuối cùng thực dân Pháp phải rút lui. Tới ngày 19/7/1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần thứ hai và chúng đã chiếm được thành dễ dàng do sự nhu nhược, hèn nhát của vua quan triều Nguyễn.
Qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), quân và dân thị xã nhiều lần tập kích quân Pháp ở trong thành, khiến chúng thiệt hại lớn. Ngày 18/8/1954, tên Pháp cuối cùng đã rời khỏi thành rút xuống tàu há miệng về nước.
Ngày 16/6/1957, quân và dân Quảng Bình vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu vào thăm và nói chuyện. Thành Đồng Hới rợp cờ hoa và biển người đón Bác.
Đoạn thành phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam - Bắc đã bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại.
Đến nay, Thành chỉ còn 1.087m. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.
Nhưng thành vẫn là niềm tự hào của người dân Quảng Bình
Thành cổ Đồng Hới gắn với nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ của mảnh đất Quảng Bình anh dũng. Thành cổ tọa lạc tại phường Hải Đình, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, cách cửa biển Nhật Lệ 1.500m. Đây là di tích kiến trúc - nghệ thuật thành luỹ quân sự được xây dựng từ năm Gia Long thứ 16 (1812) bằng đất.
Thành được xây ngay trên mảnh đất xưa kia chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho xây bức lũy Trấn Ninh (lũy Đào Duy Từ 1631) và đồn Động Hải 1774. Tám năm sau khi Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, ông đã nhờ một sĩ quan người Pháp thiết kế lại thành Đồng Hới và xây lại bằng gạch (1824) theo kiểu vô băng, thành luỹ quân sự, thành có kiến trúc đẹp, hình múi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ, 4 múi nhỏ theo hướng Tây Nam - Đông Bắc và Tây Bắc - Đông Nam.
Chu vi thành 465 trượng (1.860m), cao 1 trượng (4m). Mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Mặt chính của thành quay về hướng Tây. Thành có 3 cổng lớn Bắc - Nam - Đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây uốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn xinh xắn.
Thành xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát (không tô trát). Gạch có độ nung cao, loại gạch to (gạch vồ) có hai loại: 0,3m x 0,3m x 0,06m và 0,28 x 0,14 x 0,06. Các đầu múi khế là các vọng lâu và là những sở chỉ huy trực tiếp khi có các cuộc chiến đấu xảy ra. Năm 1842, Thiệu Trị lên ngôi được hai năm, ông đã đi Bắc tuần Động Hải và ra lệnh cho quan Thượng thư Bộ công và quân dân địa phương tu sửa lại thành và các luỹ cũ chắc chắn hơn.
Thành Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý Thánh Tông và Lý Thường Kiệt đi chinh phạt giặc Chiêm Thành (thế kỷ XI), Trần Duệ Tôn (thế kỷ XIV), Lê Thánh Tông (thế kỷ XV) đi kinh lý phương Nam. Mảnh đất bi hùng này còn chứng kiến cuộc hành quân thần tốc của người anh hùng Nguyễn Huệ, hai lần ra Bắc chinh phạt lũ bán nước và cướp nước.
Đến thế kỷ XVII, mảnh đất thành Đồng Hới là vùng tranh chấp đất đai, quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn suốt 45 năm (1627 -1672).
Năm 1885, khi thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới, nhân dân và binh sĩ vùng Động Hải đã đánh trả quyết liệt, cuối cùng thực dân Pháp phải rút lui. Tới ngày 19/7/1885, thực dân Pháp tấn công thành Đồng Hới lần thứ hai và chúng đã chiếm được thành dễ dàng do sự nhu nhược, hèn nhát của vua quan triều Nguyễn.
Qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954), quân và dân thị xã nhiều lần tập kích quân Pháp ở trong thành, khiến chúng thiệt hại lớn. Ngày 18/8/1954, tên Pháp cuối cùng đã rời khỏi thành rút xuống tàu há miệng về nước.
Ngày 16/6/1957, quân và dân Quảng Bình vinh dự được đón Bác Hồ kính yêu vào thăm và nói chuyện. Thành Đồng Hới rợp cờ hoa và biển người đón Bác.
Đoạn thành phía Đông, 3 cổng và hai cầu Nam - Bắc đã bị sập hoàn toàn do chiến tranh phá hoại.
Đến nay, Thành chỉ còn 1.087m. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn.
Nhưng thành vẫn là niềm tự hào của người dân Quảng Bình