Từ ngày 18 - 30/4/1978, 3.157 dân thường (trong tổng số 16.000 dân) ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bị quân Khmer Đỏ sát hại dã man. Từ năm 1979, một nhà mồ đã được dựng lên ở mảnh đất đau thương này để tưởng nhớ những người đã khuất.Nhà mồ là nơi lưu giữ 1.159 hài cốt của nạn nhân vụ thảm sát. Những hài cốt này không có người thân đón nhận, và rất nhiều trong số đó là cùng một gia đình, dòng họ. Phần lớn nạn nhân ở Ba Chúc đã bị sát hại vào ngày 18/4, khi một toán quân Khmer Đỏ vượt qua biên giới dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi tiến hành thảm sát. Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết... Nhiều hài cốt không còn lành lặn, có thể là do thời gian, nhưng cũng có khi là chứng tích từ đòn tra tấn man rợ của quân Khmer Đỏ.
Hài cốt quả các nạn nhân tại nhà mồ được xếp theo lứa tuổi.
Không khỏi thắt lòng khi chứng kiến hài cốt hàng trăm trẻ em Việt bị Khmer Đỏ sát hại.
Dã man tột cùng là việc giết chóc cả những trẻ sơ sinh dưới hai tuổi.
Đây là những chứng tích lịch sử đau đớn, nhắc nhở các thế hệ sau này về một tội ác đã diễn ra trên mảnh đất vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Kể từ khi xảy ra vụ thảm sát, ngày 16/3 Âm lịch (tính theo ngày 18/4/1978) hàng nam đã trở thành giỗ tưởng niệm người đã khuất của nhân dân trong vùng.
Từ ngày 18 - 30/4/1978, 3.157 dân thường (trong tổng số 16.000 dân) ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bị quân Khmer Đỏ sát hại dã man. Từ năm 1979, một nhà mồ đã được dựng lên ở mảnh đất đau thương này để tưởng nhớ những người đã khuất.
Nhà mồ là nơi lưu giữ 1.159 hài cốt của nạn nhân vụ thảm sát. Những hài cốt này không có người thân đón nhận, và rất nhiều trong số đó là cùng một gia đình, dòng họ.
Phần lớn nạn nhân ở Ba Chúc đã bị sát hại vào ngày 18/4, khi một toán quân Khmer Đỏ vượt qua biên giới dồn hết dân làng vào các ngôi chùa và trường học rồi tiến hành thảm sát.
Những người sống sót trốn được vào núi Tượng, tuy nhiên họ bị phát hiện ra vài ngày sau. Phần lớn nạn nhân bị bắn, chém, chặt đầu. Nhiều phụ nữ bị hãm hiếp, bị đóng cọc vào chỗ kín, trẻ em thì bị đâm lê trước khi giết chết...
Nhiều hài cốt không còn lành lặn, có thể là do thời gian, nhưng cũng có khi là chứng tích từ đòn tra tấn man rợ của quân Khmer Đỏ.
Hài cốt quả các nạn nhân tại nhà mồ được xếp theo lứa tuổi.
Không khỏi thắt lòng khi chứng kiến hài cốt hàng trăm trẻ em Việt bị Khmer Đỏ sát hại.
Dã man tột cùng là việc giết chóc cả những trẻ sơ sinh dưới hai tuổi.
Đây là những chứng tích lịch sử đau đớn, nhắc nhở các thế hệ sau này về một tội ác đã diễn ra trên mảnh đất vùng biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Kể từ khi xảy ra vụ thảm sát, ngày 16/3 Âm lịch (tính theo ngày 18/4/1978) hàng nam đã trở thành giỗ tưởng niệm người đã khuất của nhân dân trong vùng.