Chùa Xuân Long được người dân làng Đông Sơn, xã Khánh Sơn xây dựng dưới chân núi Đồn từ thời xa xưa. Lúc đầu chỉ là một ngôi chùa làm bằng tranh, tre, đến năm 1622 thì được xây dựng lại với quy mô lớn. Chùa Xuân Long và bãi đá cổ trước đền Cả, là nơi Thám hoa Nguyễn Đức Đạt từng dạy học. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp cổ ở Nghệ An. Ảnh: Huy ThưTheo tư liệu tại địa phương, những năm chiến tranh, các đền, chùa trong vùng bị hư hỏng, một số bị tháo dỡ đưa đi làm công trình dân sinh, riêng đồ tế khí, tượng… đã được người dân đưa về chùa Xuân Long thờ tự. Do đó, ngôi chùa cổ này trở thành nơi hợp tự cả Phật, thánh, thần… Hiện nay, trong chính điện chùa thờ nhiều câu đối, đại tự, đồ tế khí và hệ thống tượng cả cũ và mới, khá phong phú. Ảnh: Huy ThưPhần lớn tượng cổ đang lưu giữ tại chùa (hơn 10 pho) là tượng thánh, thần như Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh nương… được tạo tác bằng chất liệu gỗ, phủ sơn son, thếp vàng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ảnh: Huy ThưTượng thánh, thần ở chùa Xuân Long được tạo tác khá điêu luyện, đặc biệt chú trọng đến thần thái biểu cảm của từng nhân vật, thể hiện rõ trên khuôn mặt, trong đó tiêu biểu nhất là tượng Ngọc Hoàng thượng đế. Ảnh: Huy ThưNhững pho tượng độc đáo trong ngôi chùa cổ ở Nam ĐànTượng Phật cổ ở chùa chỉ còn lại 2 pho tượng gỗ, gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Quan thế âm Bồ Tát. Tượng Quan thế âm Bồ Tát được tạc theo mô típ đứng trên tòa sen với khuôn mặt đầy đặn, tay phải bắt ấn, tay trái đưa lên phía trước. Ảnh: Huy ThưTại chùa Xuân Long còn thờ 1 cặp tượng được an vị đối xứng nhau qua bàn thờ giữa chính điện, đó là tượng đức ông và tượng đức bà. Hai pho tượng này được tạo tác theo kiểu dáng ngồi nhìn ra, tay để trên đùi. Khuôn mặt tượng đức ông có chút hài hước, còn khuôn mặt đức bà là những nét chấm phá phác thảo, góc cạnh. Ảnh: Huy ThưTrên bàn thờ chính điện chùa Xuân Long còn thờ 3 pho tượng cổ có kích thước nhỏ, chỉ cao tầm 0,5m, nhưng khá độc đáo. Những pho tượng này được cho là tượng Thánh Nương trong tín ngưỡng thờ Mẫu với khuôn mặt đầy đặn, trang phục thếp vàng, đặc biệt có 1 tượng được tạc theo thế đang bồng con. Ảnh: Huy ThưTượng Phật Thích Ca Mâu Ni có kích thước vừa phải, được thờ ở vị trí trang trọng nhất trong chùa. Đây là 1 trong 2 pho tượng Phật cổ quý giá của chùa. Nhìn chung, tượng cổ ở chùa Xuân Long đã nhuốm màu thời gian, tuy không nhiều về số lượng, chưa xác định được niên đại cụ thể, nhưng khá đa dạng về loại hình và đặc sắc về nghệ thuật tạo tác. Ảnh: Huy ThưNgoài hệ thống tượng cổ, tại chùa Xuân Long còn lưu giữ nhiều đồ tế khí, câu đối, đại tự… cổ kính, trong đó có những lư hương đá cổ và 17 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam ban cấp cho các đền, chùa trong vùng. Ảnh: Huy Thưrong vườn chùa, dưới những tán cây cổ thụ còn có những ngôi mộ cổ là mộ của những vị sư đã trụ trì chùa hàng trăm năm trước. Mộ cổ cùng với hệ thống tượng pháp, đồ tế khí cổ kính... đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của “Xuân Long cổ tự” dưới chân núi Đồn. Ảnh: Huy Thư
Chùa Xuân Long được người dân làng Đông Sơn, xã Khánh Sơn xây dựng dưới chân núi Đồn từ thời xa xưa. Lúc đầu chỉ là một ngôi chùa làm bằng tranh, tre, đến năm 1622 thì được xây dựng lại với quy mô lớn. Chùa Xuân Long và bãi đá cổ trước đền Cả, là nơi Thám hoa Nguyễn Đức Đạt từng dạy học. Đây là một trong số ít những ngôi chùa còn lưu giữ được hệ thống tượng pháp cổ ở Nghệ An. Ảnh: Huy Thư
Theo tư liệu tại địa phương, những năm chiến tranh, các đền, chùa trong vùng bị hư hỏng, một số bị tháo dỡ đưa đi làm công trình dân sinh, riêng đồ tế khí, tượng… đã được người dân đưa về chùa Xuân Long thờ tự. Do đó, ngôi chùa cổ này trở thành nơi hợp tự cả Phật, thánh, thần… Hiện nay, trong chính điện chùa thờ nhiều câu đối, đại tự, đồ tế khí và hệ thống tượng cả cũ và mới, khá phong phú. Ảnh: Huy Thư
Phần lớn tượng cổ đang lưu giữ tại chùa (hơn 10 pho) là tượng thánh, thần như Ngọc Hoàng thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, thánh nương… được tạo tác bằng chất liệu gỗ, phủ sơn son, thếp vàng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Ảnh: Huy Thư
Tượng thánh, thần ở chùa Xuân Long được tạo tác khá điêu luyện, đặc biệt chú trọng đến thần thái biểu cảm của từng nhân vật, thể hiện rõ trên khuôn mặt, trong đó tiêu biểu nhất là tượng Ngọc Hoàng thượng đế. Ảnh: Huy Thư
Những pho tượng độc đáo trong ngôi chùa cổ ở Nam ĐànTượng Phật cổ ở chùa chỉ còn lại 2 pho tượng gỗ, gồm tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và tượng Quan thế âm Bồ Tát. Tượng Quan thế âm Bồ Tát được tạc theo mô típ đứng trên tòa sen với khuôn mặt đầy đặn, tay phải bắt ấn, tay trái đưa lên phía trước. Ảnh: Huy Thư
Tại chùa Xuân Long còn thờ 1 cặp tượng được an vị đối xứng nhau qua bàn thờ giữa chính điện, đó là tượng đức ông và tượng đức bà. Hai pho tượng này được tạo tác theo kiểu dáng ngồi nhìn ra, tay để trên đùi. Khuôn mặt tượng đức ông có chút hài hước, còn khuôn mặt đức bà là những nét chấm phá phác thảo, góc cạnh. Ảnh: Huy Thư
Trên bàn thờ chính điện chùa Xuân Long còn thờ 3 pho tượng cổ có kích thước nhỏ, chỉ cao tầm 0,5m, nhưng khá độc đáo. Những pho tượng này được cho là tượng Thánh Nương trong tín ngưỡng thờ Mẫu với khuôn mặt đầy đặn, trang phục thếp vàng, đặc biệt có 1 tượng được tạc theo thế đang bồng con. Ảnh: Huy Thư
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni có kích thước vừa phải, được thờ ở vị trí trang trọng nhất trong chùa. Đây là 1 trong 2 pho tượng Phật cổ quý giá của chùa. Nhìn chung, tượng cổ ở chùa Xuân Long đã nhuốm màu thời gian, tuy không nhiều về số lượng, chưa xác định được niên đại cụ thể, nhưng khá đa dạng về loại hình và đặc sắc về nghệ thuật tạo tác. Ảnh: Huy Thư
Ngoài hệ thống tượng cổ, tại chùa Xuân Long còn lưu giữ nhiều đồ tế khí, câu đối, đại tự… cổ kính, trong đó có những lư hương đá cổ và 17 sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam ban cấp cho các đền, chùa trong vùng. Ảnh: Huy Thư
rong vườn chùa, dưới những tán cây cổ thụ còn có những ngôi mộ cổ là mộ của những vị sư đã trụ trì chùa hàng trăm năm trước. Mộ cổ cùng với hệ thống tượng pháp, đồ tế khí cổ kính... đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của “Xuân Long cổ tự” dưới chân núi Đồn. Ảnh: Huy Thư