Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc xã Thủy An, thành phố Huế là một địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Ngô Đình Cẩn, nhân vật được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" dưới thời Ngô Đình Diệm.Chín Hầm vốn là một kho tàng trữ vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Ảnh: Tàn tích của hầm số 1 trong khu Chín Hầm.Từ năm 1954, Cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn đã dùng nơi này để biệt giam những người Cộng sản và một số người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Ảnh: Tàn tích của hầm số 2. Khu trại giam Chín Hầm gồm các căn hầm được phân bố trên 2/3 quả đồi, cửa hầm hướng xuống chân đồi. Hầm có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt, trần hầm có độ dày 0,5m. Trừ hầm số 1 chìm sâu xuống lòng đất, các hầm còn lại đều nổi lên mặt đất từ 1/3 đến 2/3 chiều cao của hầm. Ảnh: Hầm số 8 (công trình phục dựng).Trong hầm được chia thành 2 dãy xà lim chuồng cọp, mỗi chuồng rộng 0,9m, dài 0,2m, cao 1,5m phía trên đầu là một lưới sắt, mỗi hầm có 1 lỗ thông hơi nhỏ. Ảnh: Tàn tích của hầm số 4.Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác (thường gọi là hầm số 9). Đây là một khu nhà tầng được thiết kế như một pháo đài, dùng làm nơi làm việc của các tay sai dưới quyền Ngô Đình Cẩn. Đây cũng là nơi tra tấn, khảo cung những người có án nhẹ. Ảnh: Nền móng của hầm số 9.Riêng hầm số 6 được gọi là "địa ngục trần gian", được sử dụng để tra tấn tù nhân bằng những hình thức cực kỳ tàn bạo như đóng người lên tường, dùng dao xẻo thịt... Rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong căn phòng này. Ảnh: Tàn tích của hầm số 6.Hầm số 8 giam giữ tù nhân là tình báo - Năm 1963 khi bà con miền Trung lên nhà giam Chín Hầm đập phá đến căn hầm số 8 người ta thấy nhà tình báo - Đại tá Nguyễn Minh Vân là một trong ba đồng chí còn sống sót. Ảnh: Hầm số 8.Dưới sự cai trị của Ngô Đình Cẩn, Chín Hầm đã chứng kến cái chết của hàng trăm tù nhân, phần lớn do bị tra tấn, một phần do bệnh tật, đói rét từ điều kiện sống vô cùng cực khổ. Ảnh: Tàn tích hầm số 7.Ngay ngày gia đình họ Ngô bị đảo chính 2/11/1963), Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế dưới sự lánh đạo của các cán bộ cách mạng tại địa phương đã lên khu Chín Hầm phá các nhà giam và giải phóng cho các tù nhân ở đây. Ảnh: Một chốt gác được phục dựng.Trong những năm sau đó, Chín Hầm bỏ hoang. Chịu sự phá hủy của chiến tranh và thời tiết, khu nhà giam khét tiếng một thời chỉ còn là phế tích đổ nát. Đến năm 1993, nơi đây đã được công nhận là một di tích lịch sử. Ảnh: Một bức tường của hầm số 3.
Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc xã Thủy An, thành phố Huế là một địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Ngô Đình Cẩn, nhân vật được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" dưới thời Ngô Đình Diệm.
Chín Hầm vốn là một kho tàng trữ vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Ảnh: Tàn tích của hầm số 1 trong khu Chín Hầm.
Từ năm 1954, Cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn đã dùng nơi này để biệt giam những người Cộng sản và một số người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô. Ảnh: Tàn tích của hầm số 2.
Khu trại giam Chín Hầm gồm các căn hầm được phân bố trên 2/3 quả đồi, cửa hầm hướng xuống chân đồi. Hầm có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt sắt, trần hầm có độ dày 0,5m. Trừ hầm số 1 chìm sâu xuống lòng đất, các hầm còn lại đều nổi lên mặt đất từ 1/3 đến 2/3 chiều cao của hầm. Ảnh: Hầm số 8 (công trình phục dựng).
Trong hầm được chia thành 2 dãy xà lim chuồng cọp, mỗi chuồng rộng 0,9m, dài 0,2m, cao 1,5m phía trên đầu là một lưới sắt, mỗi hầm có 1 lỗ thông hơi nhỏ. Ảnh: Tàn tích của hầm số 4.
Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác (thường gọi là hầm số 9). Đây là một khu nhà tầng được thiết kế như một pháo đài, dùng làm nơi làm việc của các tay sai dưới quyền Ngô Đình Cẩn. Đây cũng là nơi tra tấn, khảo cung những người có án nhẹ. Ảnh: Nền móng của hầm số 9.
Riêng hầm số 6 được gọi là "địa ngục trần gian", được sử dụng để tra tấn tù nhân bằng những hình thức cực kỳ tàn bạo như đóng người lên tường, dùng dao xẻo thịt... Rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong căn phòng này. Ảnh: Tàn tích của hầm số 6.
Hầm số 8 giam giữ tù nhân là tình báo - Năm 1963 khi bà con miền Trung lên nhà giam Chín Hầm đập phá đến căn hầm số 8 người ta thấy nhà tình báo - Đại tá Nguyễn Minh Vân là một trong ba đồng chí còn sống sót. Ảnh: Hầm số 8.
Dưới sự cai trị của Ngô Đình Cẩn, Chín Hầm đã chứng kến cái chết của hàng trăm tù nhân, phần lớn do bị tra tấn, một phần do bệnh tật, đói rét từ điều kiện sống vô cùng cực khổ. Ảnh: Tàn tích hầm số 7.
Ngay ngày gia đình họ Ngô bị đảo chính 2/11/1963), Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế dưới sự lánh đạo của các cán bộ cách mạng tại địa phương đã lên khu Chín Hầm phá các nhà giam và giải phóng cho các tù nhân ở đây. Ảnh: Một chốt gác được phục dựng.
Trong những năm sau đó, Chín Hầm bỏ hoang. Chịu sự phá hủy của chiến tranh và thời tiết, khu nhà giam khét tiếng một thời chỉ còn là phế tích đổ nát. Đến năm 1993, nơi đây đã được công nhận là một di tích lịch sử. Ảnh: Một bức tường của hầm số 3.