Nằm ở tỉnh Ninh Bình, kinh thành Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968. Đây là một trong những kinh đô có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.Các sử gia, các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu nhìn kỹ về mặt địa lý, có thể hiểu vì sao khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô.Đó là bởi vùng đất này có địa thế rất phù hợp cho việc phòng thủ, với những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vành đai kinh đô như những lũy thành tự nhiên.Ngoài ra, sông Hoàng Long uốn khúc và các cánh đồng ngập nước Nho Quan, Gia Viễn rộng mênh mông là hào nước thiên nhiên, ngăn cản những đội quân lớn xâm nhập từ ngoài vào.Theo sử sách chép lại, kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha. Phòng thủ cho khu vực hậu cứ của kinh đô có Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ.Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8–10 mét.Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, là nơi làm việc hằng ngày của triều đình với dấu tích của nhiều cung điện mà khu vực đền Đinh, đền Lê nằm ở trung tâm.Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án. Khu Thành nội là nơi ở của gia đình vua cùng một số người trong hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình.Do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An. Hai vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…Mặc dù các tòa thành riêng biệt nhưng lại có sự liên kết chặt chẽ. Việc qua lại giữa thành trong và thành ngoài thuận tiện nhờ một con đường kín đáo, tiếp giáp giữa hai núi Hang Sung và núi Quèn Dót.Bên cạnh đó, một nhánh sông Hoàng Long là sông Sào Khê chảy dọc kinh thành tạo nên một đường giao thông thủy, giúp cho việc vận chuyển vào thành hay ra ngoài đều dễ dàng…Dùng núi cao làm tường thành, sông sâu làm hào nước, có thể nói, kinh thành Hoa Lư công trình phòng thủ kỳ vĩ và độc đáo hiếm có, không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giớiMời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Nằm ở tỉnh Ninh Bình, kinh thành Hoa Lư được chọn là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến tập quyền khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế năm 968. Đây là một trong những kinh đô có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
Các sử gia, các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu nhìn kỹ về mặt địa lý, có thể hiểu vì sao khi lên ngôi, vua Đinh Tiên Hoàng lại lựa chọn Hoa Lư làm kinh đô.
Đó là bởi vùng đất này có địa thế rất phù hợp cho việc phòng thủ, với những núi đồi trùng điệp bao bọc xung quanh vành đai kinh đô như những lũy thành tự nhiên.
Ngoài ra, sông Hoàng Long uốn khúc và các cánh đồng ngập nước Nho Quan, Gia Viễn rộng mênh mông là hào nước thiên nhiên, ngăn cản những đội quân lớn xâm nhập từ ngoài vào.
Theo sử sách chép lại, kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha. Phòng thủ cho khu vực hậu cứ của kinh đô có Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ.
Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8–10 mét.
Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành, xã Trường Yên, là nơi làm việc hằng ngày của triều đình với dấu tích của nhiều cung điện mà khu vực đền Đinh, đền Lê nằm ở trung tâm.
Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh đã lấy nơi này làm án. Khu Thành nội là nơi ở của gia đình vua cùng một số người trong hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình.
Do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An. Hai vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư…
Mặc dù các tòa thành riêng biệt nhưng lại có sự liên kết chặt chẽ. Việc qua lại giữa thành trong và thành ngoài thuận tiện nhờ một con đường kín đáo, tiếp giáp giữa hai núi Hang Sung và núi Quèn Dót.
Bên cạnh đó, một nhánh sông Hoàng Long là sông Sào Khê chảy dọc kinh thành tạo nên một đường giao thông thủy, giúp cho việc vận chuyển vào thành hay ra ngoài đều dễ dàng…
Dùng núi cao làm tường thành, sông sâu làm hào nước, có thể nói, kinh thành Hoa Lư công trình phòng thủ kỳ vĩ và độc đáo hiếm có, không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.