Nằm ở phía Tây của đất nước Burkina Faso, khu phế tích Loropeni là một địa điểm lịch sử ẩn chứa nhiều bí ẩn của lục địa châu Phi.Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130 mét vuông, bao gồm một hệ thống các bức tường bằng đá tổ ong cao đến 6 mét và một số pháo đài đồ sộ, bao quanh một khu nhà ở bị bỏ hoang có quy mô lớn.Theo các nhà nghiên cứu, Loropeni là một khu định cư cổ xưa được xây dựng trong giai đoạn thống trị của các vương quốc vùng hạ Sahara.Loropeni có thể đã được xây dựng bởi các dân cư thuộc sắc tộc Lohron hoặc Koulango và đã phát triển thành một trung tâm thương mại quan trọng trong tuyến đường buôn bán vàng xuyên sa mạc Sahara.Những tàn tích kiến trúc nổi bật nhất còn lại của Loropeni là 10 pháo đài cùng khoảng 100 bức tưởng đá.Cấu trúc phòng thủ rất kiên cố của Loropeni chính là minh chứng cho sự quan trọng của đô thị cổ này trong tuyến đường buôn vàng xuyên sa mạc Sahara.Những tàn tích này gần đây đã được giới khoa học chứng minh là có niên đại ít nhất 1.000 năm tuổiKhu phế tích Loropeni được coi là khu bảo tồn tốt nhất của các loại hình định cổ xưa ở Tây Phi, có liên quan đến truyền thống khai thác vàng đã tồn tại trong 7 thế kỉ ở khu vực này.Sau một thời gian dài bị bỏ hoang, ngày nay Loropeni đã được chính phủ Burkina Faso lập phương án bảo vệ nghiêm ngặt và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng của những du khách ưa khám phá.Năm 2009, khu phế tích Loropeni trở thành địa điểm đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm.
Nằm ở phía Tây của đất nước Burkina Faso, khu phế tích Loropeni là một địa điểm lịch sử ẩn chứa nhiều bí ẩn của lục địa châu Phi.
Khu phế tích này trải dài trên diện tích 11.130 mét vuông, bao gồm một hệ thống các bức tường bằng đá tổ ong cao đến 6 mét và một số pháo đài đồ sộ, bao quanh một khu nhà ở bị bỏ hoang có quy mô lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, Loropeni là một khu định cư cổ xưa được xây dựng trong giai đoạn thống trị của các vương quốc vùng hạ Sahara.
Loropeni có thể đã được xây dựng bởi các dân cư thuộc sắc tộc Lohron hoặc Koulango và đã phát triển thành một trung tâm thương mại quan trọng trong tuyến đường buôn bán vàng xuyên sa mạc Sahara.
Những tàn tích kiến trúc nổi bật nhất còn lại của Loropeni là 10 pháo đài cùng khoảng 100 bức tưởng đá.
Cấu trúc phòng thủ rất kiên cố của Loropeni chính là minh chứng cho sự quan trọng của đô thị cổ này trong tuyến đường buôn vàng xuyên sa mạc Sahara.
Những tàn tích này gần đây đã được giới khoa học chứng minh là có niên đại ít nhất 1.000 năm tuổi
Khu phế tích Loropeni được coi là khu bảo tồn tốt nhất của các loại hình định cổ xưa ở Tây Phi, có liên quan đến truyền thống khai thác vàng đã tồn tại trong 7 thế kỉ ở khu vực này.
Sau một thời gian dài bị bỏ hoang, ngày nay Loropeni đã được chính phủ Burkina Faso lập phương án bảo vệ nghiêm ngặt và trở thành địa điểm du lịch lý tưởng của những du khách ưa khám phá.
Năm 2009, khu phế tích Loropeni trở thành địa điểm đầu tiên của Burkina Faso được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm.