Trong năm 2015, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Bắc di tích Đoan Môn với tổng diện tích gần 1.000 m2, nhằm nghiên cứu khu vực không gian Chính điện Kính Thiên. Cuộc khai quật đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc mới, quy mô lớn đem lại các nhận thức có tính đột biến đối với việc nghiên cứu các dấu tích của Kinh đô Thăng Long. Ảnh: Lao động Thủ đô.Khi tiến hành khai quật khảo cổ di tích thành Cha (tại thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn), trong phạm vi khai quật 440m2, các nhà khảo cổ phát hiện 3 tầng lớp kiến trúc nằm chồng xếp lên nhau, thu được 6.691 di vật, bao gồm gạch ngói vỡ, mảnh gốm, đồ trang trí kiến trúc, nhẫn kim loại màu vàng… Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về quy mô, tính chất, chức năng, niên đại của thành Cha - một trong những tòa thành lớn của vương quốc Champa. Ảnh: Tiền Phong.Trong nỗ lực tìm kiếm dấu tích hành cung Lỗ Giang thuộc phủ Long Hưng dưới Triều Trần, giới khảo cổ đã khai quật nhiều dấu tích, hiện vật quan trọng tại khu vực đền Trần (Thái Bình). Những di vật vừa khai quật được phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, củng cố thêm những nhận định về việc có một công trình được xây dựng quy mô lớn, biểu tượng hoàng gia, nguy nga, tráng lệ tại đây. Ảnh: Đại Đoàn Kết.Một số lượng lớn các hiện vật quý, trong đó có các di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam, đã được các nhà khoa học phát hiện trong quá trình khai quật khu vực Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa.
Cụ thể, sau hơn 2 tháng khai quật diện tích 2.040 m2, các chuyên gia phát hiện nhiều hiện vật tại khu vực Hộ thành (từ chân thành ra mép hào) và các cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối có dấu vết chế tác, cụm dăm đá... Ảnh: Người Lao Động.Bảo tàng tỉnh Bắc Cạn và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành điều tra, thám sát một số hang động tại huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) và phát hiện dấu tích của người tiền sử gồm di vật đá, mảnh gốm thô ở các hang Chải Ca Thẳm Pụt, Nà Thẳm. Những phát hiện này, bước đầu đã gợi mở những nhận thức mới về vùng đất Bắc Cạn trong văn hóa thời tiền sử của dân tộc. Ảnh: Báo Nhân Dân.Hai di tích khảo cổ Rạch Núi và Lò Gạch ở Long An vốn được xem có niên đại lần lượt là 3.000 và 2.500 năm trước. Tuy nhiên, kết quả khảo cổ học do Trung tâm khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Nam bộ, Bảo tàng Long An và ĐH quốc gia Úc thực hiện trong năm 2015 đã “nối thêm” niên đại cho các di tích này cả nghìn năm nữa, đó là từ khoảng 3.400 đến 3.200 năm trước. Ảnh: Báo Long An.Kết quả khai quật lần sáu và bảy tại di tích thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh) lần đầu tiên tìm được dấu tích thuộc thành Nội. Đặc biệt hơn nữa là sự phát hiện những mảnh khuôn đúc đồng nằm trong địa tầng ổn định, trở thành tư liệu quan trọng không chỉ đối với việc nghiên cứu di tích Luy Lâu, mà còn đối với lịch sử cả giai đoạn 1.000 năm đầu Công nguyên của Việt Nam. Ảnh: Vietnamplus.Những phát hiện khảo cổ mới ở thành Cổ Loa - Hà Nội bước đầu đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của một nhà nước thời tiền sử phát triển mạnh mẽ và trước hàng trăm năm so với các đế chế nổi tiếng khác ở Đông Nam Á như Angkor hay Champa. Đây là kết quả của cuộc khai quật khảo cổ ở ụ Hỏa Hồi và thành Nội có sự phối hợp giữa Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học và ĐH Wisconsin - Madison thực hiện trong năm 2015.
Trong năm 2015, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Bắc di tích Đoan Môn với tổng diện tích gần 1.000 m2, nhằm nghiên cứu khu vực không gian Chính điện Kính Thiên. Cuộc khai quật đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc mới, quy mô lớn đem lại các nhận thức có tính đột biến đối với việc nghiên cứu các dấu tích của Kinh đô Thăng Long. Ảnh: Lao động Thủ đô.
Khi tiến hành khai quật khảo cổ di tích thành Cha (tại thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn), trong phạm vi khai quật 440m2, các nhà khảo cổ phát hiện 3 tầng lớp kiến trúc nằm chồng xếp lên nhau, thu được 6.691 di vật, bao gồm gạch ngói vỡ, mảnh gốm, đồ trang trí kiến trúc, nhẫn kim loại màu vàng… Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về quy mô, tính chất, chức năng, niên đại của thành Cha - một trong những tòa thành lớn của vương quốc Champa. Ảnh: Tiền Phong.
Trong nỗ lực tìm kiếm dấu tích hành cung Lỗ Giang thuộc phủ Long Hưng dưới Triều Trần, giới khảo cổ đã khai quật nhiều dấu tích, hiện vật quan trọng tại khu vực đền Trần (Thái Bình). Những di vật vừa khai quật được phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, củng cố thêm những nhận định về việc có một công trình được xây dựng quy mô lớn, biểu tượng hoàng gia, nguy nga, tráng lệ tại đây. Ảnh: Đại Đoàn Kết.
Một số lượng lớn các hiện vật quý, trong đó có các di vật rất hiếm gặp trong các di tích khảo cổ học ở Việt Nam, đã được các nhà khoa học phát hiện trong quá trình khai quật khu vực Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa.
Cụ thể, sau hơn 2 tháng khai quật diện tích 2.040 m2, các chuyên gia phát hiện nhiều hiện vật tại khu vực Hộ thành (từ chân thành ra mép hào) và các cụm vật liệu kiến trúc, cụm đá nguyên khối có dấu vết chế tác, cụm dăm đá... Ảnh: Người Lao Động.
Bảo tàng tỉnh Bắc Cạn và Viện Khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành điều tra, thám sát một số hang động tại huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn) và phát hiện dấu tích của người tiền sử gồm di vật đá, mảnh gốm thô ở các hang Chải Ca Thẳm Pụt, Nà Thẳm. Những phát hiện này, bước đầu đã gợi mở những nhận thức mới về vùng đất Bắc Cạn trong văn hóa thời tiền sử của dân tộc. Ảnh: Báo Nhân Dân.
Hai di tích khảo cổ Rạch Núi và Lò Gạch ở Long An vốn được xem có niên đại lần lượt là 3.000 và 2.500 năm trước. Tuy nhiên, kết quả khảo cổ học do Trung tâm khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Nam bộ, Bảo tàng Long An và ĐH quốc gia Úc thực hiện trong năm 2015 đã “nối thêm” niên đại cho các di tích này cả nghìn năm nữa, đó là từ khoảng 3.400 đến 3.200 năm trước. Ảnh: Báo Long An.
Kết quả khai quật lần sáu và bảy tại di tích thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh) lần đầu tiên tìm được dấu tích thuộc thành Nội. Đặc biệt hơn nữa là sự phát hiện những mảnh khuôn đúc đồng nằm trong địa tầng ổn định, trở thành tư liệu quan trọng không chỉ đối với việc nghiên cứu di tích Luy Lâu, mà còn đối với lịch sử cả giai đoạn 1.000 năm đầu Công nguyên của Việt Nam. Ảnh: Vietnamplus.
Những phát hiện khảo cổ mới ở thành Cổ Loa - Hà Nội bước đầu đưa ra bằng chứng về sự tồn tại của một nhà nước thời tiền sử phát triển mạnh mẽ và trước hàng trăm năm so với các đế chế nổi tiếng khác ở Đông Nam Á như Angkor hay Champa. Đây là kết quả của cuộc khai quật khảo cổ ở ụ Hỏa Hồi và thành Nội có sự phối hợp giữa Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Viện Khảo cổ học và ĐH Wisconsin - Madison thực hiện trong năm 2015.