1. Nằm ở trung tâm quận Thủ Đức, chợ Thủ Đức là khu chợ cổ gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Thủ Đức. Theo các sử liệu, người lập ra chợ là tiền hiền Tạ Dương Minh, hiệu Thủ Đức, một thương gia người Hoa thời vua Minh Mạng.Xét trên quy mô và vị trí địa lý, đây là một khu chợ lớn và quan trọng của Nam Bộ thời xưa. Ngày nay, dù Trung tâm thương mại Thủ Đức hiện đại đã được xây dựng kế bên, chợ Thủ Đức vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân khu vực.Sau gần 2 thế kỷ tồn tại, chợ đã được trùng tu, nhưng vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính có từ thời xưa. Nét nổi bật của chợ là mặt tiền được thiết kế trang nhã với những đường nét tạo hình mềm mại, mang dấu ấn văn hóa truyền thống của người Việt.Với những cư dân sinh sống lâu đời ở Thủ Đức, khu chợ trăm tuổi này là biểu tượng của một vùng đất có bề dày lịch sử đáng tự hào.2. Tọa lạc tại đường 10, khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh là nơi an nghỉ của người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức. Ông cũng là "cha đẻ" của chợ Thủ Đức, công trình đã nhắc đến ở trên.Theo văn bia, mộ được Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Về kiến trúc, công trình có diện tích 112,6 mét vuông, được xây dựng theo cấu trúc mộ điển hình của các công thần nhà Nguyễn với hai vòng tường bao.Nấm mộ có hình Ngưu miên (Trâu ngủ), dạng mộ dành cho những người thuộc giới quyền quý. Các trụ cổng mộ có hình búp sen, biểu tượng cho sự thanh cao và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.Trên bia mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh ghi: Mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Mất ngày 19/6 không rõ năm. Tên gọi của quận Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu của nhân vật lịch sử này.3. Tọa lạc tại số 51 đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, nhà thờ Thủ Đức là một trong các nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp của TP HCM. Nhà thờ do linh mục - kiến trúc sư Boutier thiết kế và chỉ đạo xây dựng, khánh thành năm 1889.Nhà thờ Thủ Đức thuở ban đầu mang phong cách kiến trúc Gothic. Kể từ đó đến nay, công trình đã qua nhiều lần nâng cấp, trùng tu, nhưng những nét kiến trúc cổ điển vẫn được gìn giữ.Khuôn viên nhà thờ rất rộng, khoảng trên 6.000 mét vuông, với nhiều cây cổ thụ, tạo ra một khoảng không gian xanh thoáng mát giữa một khu vực có mức độ đô thị hóa cao của TP HCM.Với nét đẹp của kiến trúc và cảnh quan, nhà thờ Thủ Đức không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các giáo dân mà còn là điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách phương xa ở Thủ Đức. Mời độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.
1. Nằm ở trung tâm quận Thủ Đức, chợ Thủ Đức là khu chợ cổ gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Thủ Đức. Theo các sử liệu, người lập ra chợ là tiền hiền Tạ Dương Minh, hiệu Thủ Đức, một thương gia người Hoa thời vua Minh Mạng.
Xét trên quy mô và vị trí địa lý, đây là một khu chợ lớn và quan trọng của Nam Bộ thời xưa. Ngày nay, dù Trung tâm thương mại Thủ Đức hiện đại đã được xây dựng kế bên, chợ Thủ Đức vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân khu vực.
Sau gần 2 thế kỷ tồn tại, chợ đã được trùng tu, nhưng vẫn lưu giữ được những nét kiến trúc cổ kính có từ thời xưa. Nét nổi bật của chợ là mặt tiền được thiết kế trang nhã với những đường nét tạo hình mềm mại, mang dấu ấn văn hóa truyền thống của người Việt.
Với những cư dân sinh sống lâu đời ở Thủ Đức, khu chợ trăm tuổi này là biểu tượng của một vùng đất có bề dày lịch sử đáng tự hào.
2. Tọa lạc tại đường 10, khu phố 4, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh là nơi an nghỉ của người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức. Ông cũng là "cha đẻ" của chợ Thủ Đức, công trình đã nhắc đến ở trên.
Theo văn bia, mộ được Hương chức thôn Linh Chiểu Đông lập bia vào ngày tốt tháng 2 năm Canh Dần (1890). Về kiến trúc, công trình có diện tích 112,6 mét vuông, được xây dựng theo cấu trúc mộ điển hình của các công thần nhà Nguyễn với hai vòng tường bao.
Nấm mộ có hình Ngưu miên (Trâu ngủ), dạng mộ dành cho những người thuộc giới quyền quý. Các trụ cổng mộ có hình búp sen, biểu tượng cho sự thanh cao và niềm tin vào giáo lý nhà Phật.
Trên bia mộ Tiền hiền Tạ Dương Minh ghi: Mộ ông họ Tạ, tên húy là Huy, tên hiệu là Thủ Đức, là tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông. Mất ngày 19/6 không rõ năm. Tên gọi của quận Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu của nhân vật lịch sử này.
3. Tọa lạc tại số 51 đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, nhà thờ Thủ Đức là một trong các nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp của TP HCM. Nhà thờ do linh mục - kiến trúc sư Boutier thiết kế và chỉ đạo xây dựng, khánh thành năm 1889.
Nhà thờ Thủ Đức thuở ban đầu mang phong cách kiến trúc Gothic. Kể từ đó đến nay, công trình đã qua nhiều lần nâng cấp, trùng tu, nhưng những nét kiến trúc cổ điển vẫn được gìn giữ.
Khuôn viên nhà thờ rất rộng, khoảng trên 6.000 mét vuông, với nhiều cây cổ thụ, tạo ra một khoảng không gian xanh thoáng mát giữa một khu vực có mức độ đô thị hóa cao của TP HCM.
Với nét đẹp của kiến trúc và cảnh quan, nhà thờ Thủ Đức không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của các giáo dân mà còn là điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách phương xa ở Thủ Đức.
Mời độc giả xem video: Huyền thoại xe Honda 67 trên đường phố Sài Gòn - TP. HCM. Nguồn VTC24.