Nằm trong Thăng Long tứ trấn, đền Quán Thánh là ngôi đền lớn và nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội. Một trong những nét độc đáo của ngôi đền này là sự hiện diện của một pho tượng đồng đen cổ khổng lồ...Đó là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn mặc áo đạo sĩ tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m với hai bàn chân để trần.Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ.Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm.Kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.Theo sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh...Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...Từ hàng trăm năm qua, người dân Hà Nội đã coi tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh là một pho tượng linh thiêng. Khách thập phương đến làm lễ ở đền luôn sờ vào các ngón chân của tượng để cầu may.Trên phương diện nghệ thuật, pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được giới nghiên cứu đánh giá là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài năng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.Một số hình ảnh khác về pho tượng.
Nằm trong Thăng Long tứ trấn, đền Quán Thánh là ngôi đền lớn và nổi tiếng bậc nhất của Hà Nội. Một trong những nét độc đáo của ngôi đền này là sự hiện diện của một pho tượng đồng đen cổ khổng lồ...
Đó là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn mặc áo đạo sĩ tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m với hai bàn chân để trần.
Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ.
Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm.
Kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh...
Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...
Từ hàng trăm năm qua, người dân Hà Nội đã coi tượng Huyền Thiên Trấn Vũ của đền Quán Thánh là một pho tượng linh thiêng. Khách thập phương đến làm lễ ở đền luôn sờ vào các ngón chân của tượng để cầu may.
Trên phương diện nghệ thuật, pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được giới nghiên cứu đánh giá là một tác phẩm độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài năng của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
Một số hình ảnh khác về pho tượng.