Đến với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong những ngày này, lòng người chộn rộn cảm xúc trước những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc trường chinh kháng chiến. Cùng với niềm tự hào về một chiến thắng mang tên Điện Biên Phủ, cách đây tròn 60 năm, là niềm kiêu hãnh về một chiến thắng đã góp phần thống nhất nước nhà, đưa non sông liền một dải – Chiến thắng 30/4/1975. Trong gian trưng bày các hiện vật liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có những hiện vật gắn với con số 30/4/1975. Mỗi hiện vật đều mang một ý nghĩa riêng về Ngày toàn thắng. Ảnh: Xe tăng T54b, số hiệu 843 của Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, do Trung úy, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2, đánh chiếm phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975. Xe Jeep số 15770 của lữ đoàn dù ngụy Sài Gòn, do Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 thu tại Sân bay Đà Nẵng ngày 29/3/1975. Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 cùng đồng đội đã sử dụng chiếc xe này tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975 và đưa Đại tướng, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh, sang Đài phát thanh Sài Gòn, đọc lời tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
Bút tích lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975.
Loa phóng thanh do Trương Tấn Sỹ, Chính trị viên huyện đội Phú Quốc (Kiên Giang), gắn trên xe zeep, cùng 8.000 bà con nhân dân tiến vào giải phóng thị trấn Dương Đông ngày 30/4/1975.
Mũ tai bèo, túi, áo cứu thương do chị Nguyễn Thị Trung Kiên, thuộc đội 18 Biệt động Sài Gòn sử dụng khi dẫn đường cho xe tăng và bộ binh Trung đoàn 1, Sư đoàn 10, đánh chiếm trại Hoàng Hoa Thám, sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30/4/1975.
Cờ ngụy do lực lượng của Quân đoàn 2 thu tại dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn, ngày 30/4/1975.
Súng ngắn Browning của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, do Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) thu trưa ngày 30/4/1975.
Máy bay tiêm kích bom F-5 của ngụy, bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam thu được tại sân bay Biên Hòa, ngày 30/4/1975.
Máy bay trực thăng vận tải CH-47 Chinook của ngụy, bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam thu được tại sân bay Tân Sơn Nhất, cũng trong ngày 30/4/1975.
Đến với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trong những ngày này, lòng người chộn rộn cảm xúc trước những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong hai cuộc trường chinh kháng chiến. Cùng với niềm tự hào về một chiến thắng mang tên Điện Biên Phủ, cách đây tròn 60 năm, là niềm kiêu hãnh về một chiến thắng đã góp phần thống nhất nước nhà, đưa non sông liền một dải – Chiến thắng 30/4/1975. Trong gian trưng bày các hiện vật liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, có những hiện vật gắn với con số 30/4/1975. Mỗi hiện vật đều mang một ý nghĩa riêng về Ngày toàn thắng. Ảnh: Xe tăng T54b, số hiệu 843 của Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, do Trung úy, Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, dẫn đầu đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2, đánh chiếm phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975.
Xe Jeep số 15770 của lữ đoàn dù ngụy Sài Gòn, do Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 thu tại Sân bay Đà Nẵng ngày 29/3/1975. Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 cùng đồng đội đã sử dụng chiếc xe này tiến vào Dinh Độc lập trưa ngày 30/4/1975 và đưa Đại tướng, Tổng thống ngụy Dương Văn Minh, sang Đài phát thanh Sài Gòn, đọc lời tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
Bút tích lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/1975.
Loa phóng thanh do Trương Tấn Sỹ, Chính trị viên huyện đội Phú Quốc (Kiên Giang), gắn trên xe zeep, cùng 8.000 bà con nhân dân tiến vào giải phóng thị trấn Dương Đông ngày 30/4/1975.
Mũ tai bèo, túi, áo cứu thương do chị Nguyễn Thị Trung Kiên, thuộc đội 18 Biệt động Sài Gòn sử dụng khi dẫn đường cho xe tăng và bộ binh Trung đoàn 1, Sư đoàn 10, đánh chiếm trại Hoàng Hoa Thám, sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30/4/1975.
Cờ ngụy do lực lượng của Quân đoàn 2 thu tại dinh Tổng thống chính quyền Sài Gòn, ngày 30/4/1975.
Súng ngắn Browning của Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, do Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) thu trưa ngày 30/4/1975.
Máy bay tiêm kích bom F-5 của ngụy, bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam thu được tại sân bay Biên Hòa, ngày 30/4/1975.
Máy bay trực thăng vận tải CH-47 Chinook của ngụy, bị quân giải phóng miền Nam Việt Nam thu được tại sân bay Tân Sơn Nhất, cũng trong ngày 30/4/1975.