1. Miền Bắc: Chùa Bích Động (Ninh Bình). Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động là ngôi chùa trong hang độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình.Chùa hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê và được mở rộng qua nhiều thời kỳ. Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Đây chính là nét độc đáo, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục.Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" - động đẹp thứ nhì của trời Nam. Ngày nay, chùa là một công trình thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động, đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và Di sản thế giới của UNESCO. 2. Miền Trung: Chùa Hang Lý Sơn (Quảng Ngãi). Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nằm trong hang đá của núi Thới Lới - một núi lửa cổ xưa trong khu vực.Chùa được làm hai phần chính là sân chùa và chính điện, trong đó sân chùa được hang che phủ một phần, còn chính điện nằm hoàn toàn trong hang.Khu vực chính điện của chùa Hang Lý Sơn có diện tích gần 500m2, trần hang cao trung bình 3m. Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở trung tâm. Ngoài ra còn các bàn thờ tổ Đạt Ma, bàn thờ 12 Diêm Vương, bàn thờ các sư trụ trì và tiền hiền làng An Hải.Bãi biển trước chùa là địa điểm lý tưởng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đặc trưng của đảo Lý Sơn với những ghềnh đá nham thạch nhấp nhô trên mặt nước biển trong vắt và các vách đá kỳ vĩ của núi Thới Lới. 3. Miền Nam: Chùa Hang Châu Đốc (An Giang). Tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ.Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành. Kề bên am tu có một hang núi sâu.Theo giai thoại, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Từ khi bà Thơ đến tu, đôi mãng xà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa. Hang núi gắn với giai thoại xưa đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ chư Phật.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Miền Bắc: Chùa Bích Động (Ninh Bình). Nằm trên dãy núi đá vôi Trường Yên thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, chùa Bích Động là ngôi chùa trong hang độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Ninh Bình.
Chùa hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu Lê và được mở rộng qua nhiều thời kỳ. Vể tổng quan, chùa Bích Động được xây dựng theo kiểu chữ "Tam", gồm ba toà không liền nhau, tam cấp dọc theo sườn núi, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành 3 ngôi chùa riêng biệt: Hạ, Trung và Thượng.
Bên cạnh các công trình kiến trúc cổ, Bích Động là nơi có một hệ thống hang động độc đáo, gồm động Tối phía sau chùa Trung và động Xuyên Thủy xuyên qua gầm núi chùa Bích Động. Đây chính là nét độc đáo, làm cho chùa hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên ngoạn mục.
Trong sử sách nhà Nguyễn, Bích Động được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" - động đẹp thứ nhì của trời Nam. Ngày nay, chùa là một công trình thuộc Quần thể danh thắng Tràng An Tam Cốc - Bích Động, đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và Di sản thế giới của UNESCO.
2. Miền Trung: Chùa Hang Lý Sơn (Quảng Ngãi). Được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông (1599 - 1619), chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, nghĩa là Chùa đá trời sinh) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nằm trong hang đá của núi Thới Lới - một núi lửa cổ xưa trong khu vực.
Chùa được làm hai phần chính là sân chùa và chính điện, trong đó sân chùa được hang che phủ một phần, còn chính điện nằm hoàn toàn trong hang.
Khu vực chính điện của chùa Hang Lý Sơn có diện tích gần 500m2, trần hang cao trung bình 3m. Trong hang có bàn thờ các Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở trung tâm. Ngoài ra còn các bàn thờ tổ Đạt Ma, bàn thờ 12 Diêm Vương, bàn thờ các sư trụ trì và tiền hiền làng An Hải.
Bãi biển trước chùa là địa điểm lý tưởng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đặc trưng của đảo Lý Sơn với những ghềnh đá nham thạch nhấp nhô trên mặt nước biển trong vắt và các vách đá kỳ vĩ của núi Thới Lới.
3. Miền Nam: Chùa Hang Châu Đốc (An Giang). Tọa lạc trên triền núi Sam, thuộc địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Phước Điền hay chùa Hang Châu Đốc là một là một thắng cảnh nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ.
Chùa hình thành từ khoảng năm 1840 – 1850, ban đầu là một am tu bằng tre lá, do bà Lê Thị Thơ (1818 - 1899), pháp danh Diệu Thiện, người làm nghề may ở Chợ Lớn tạo lập để làm nơi tu hành. Kề bên am tu có một hang núi sâu.
Theo giai thoại, có đôi mãng xà to lớn dị thường ở trong hang ấy. Từ khi bà Thơ đến tu, đôi mãng xà thường đến nằm im lắng nghe kinh kệ. Bà đặt tên chúng là Thanh Xà, Bạch Xà và sau khi bà qua đời, đôi mãng xà cũng bỗng dưng biến mất.
Năm 1885, do cảm mến đức độ của sư nữ Diệu Thiện, ông phán Thông (Nguyễn Ngọc Cang) ở Châu Đốc và nhân dân quanh vùng đã tự quyên góp tiền của, xây dựng lại chùa. Hang núi gắn với giai thoại xưa đã được sửa chữa và mở rộng để làm nơi thờ chư Phật.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.