Cách trung tâm thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 3km về phía Tây, là thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc có một "Bảo tàng cối đá xưa", hiện đang lưu giữ trên 5.000 bộ cối đá thủ công khác nhau, được sắp đặt trong khuôn viên sân vườn rộng khoảng 4.500m2, xen kẽ với những khu nhà cổ theo lối kiến trúc Miền Trung (kết cấu 5 gian, 3 căn, 2 chái) đã tạo ấn tượng đặc biệt cho khách thăm quan. Bộ cối đá này được cho là đồ sộ vào bậc nhất cả nước hiện nay. Chủ nhân của bộ sưu tập này là anh Huỳnh Hữu Lộc, một người còn khá trẻ (39 tuổi), nhưng sớm đam mê cối đá xưa. Ảnh: Cây sam có giá 30 triệu. Hằng ngày, có khá đông người đến thăm quan, tạo nhiều cảm xúc khác lạ, bởi các hiện vật này được trưng bày trên diện rộng, có hàng có lối, cối chồng cối thật sinh động. Ảnh: Cây tùng trong sân. Để có được những bộ cối đá xưa và hiếm thấy này, anh Lộc đã phải lang thang đến khắp các ngôi làng hẻo lánh ở các tỉnh Miền Trung để sưu tầm, cứ có tin ở đâu có cối đá là anh đến ngay để chọn lựa. Trong đó, nhiều nhất các bộ cối đá có nguồn gốc ở các làng quê ở Nam Trung Bộ từ Bình Định, Phú Yên trở vào…Theo các nhà chuyên môn nhận định, có bộ đã có đến trăm năm tuổi, bộ có niên đại ít nhất cũng vài chục năm. Trong số trên 5.000 bộ cối đá với đủ các kích thước, trọng lượng khác nhau ấy, theo anh Lộc gọi là nôm na là “bộ đại” với đường kính 80cm, cao 40cm, đều bằng đá tự nhiên. Hiện số cối đá này được anh Lộc trưng bày dọc theo các lối đi, đồng thời, cùng với không gian trưng bày cho hơn 5.000 bộ cối đá này, là những cây cảnh có giá trị, có cây rất nhỏ, nhưng anh Lộc đã phải mua với giá 30 triệu đồng (cây sam), cây thị cả trăm tuổi...Tất cả còn đang trong quá trình xây dựng, nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan, tìm hiểu của du khách, đặc biệt là những ai muốn quan tâm nghiên cứu văn hóa làng nghề truyền thống đương đại. Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, khiến cối đá thủ công không còn đất sống, rất nhiều làng nghề xưa kia giờ đã vắng bóng cối đá, thậm chí chúng đang trên đà biến mất. Vì vậy, việc anh Lộc đã bỏ công sức, tiền của mua gom về và lưu giữ, bảo tồn kịp thời là việc làm thật đáng được trân trọng. Bởi cối đá xưa, đã gắn liền với bản sắc văn hóa lao động vùng miền từ bao đời nay, gắn liền với cuộc sống của con người. Chính vì vậy, anh Lộc chính là một người có trách nhiệm cao trong bảo tồn văn hóa Việt để những bộ cối đá xưa sẽ trường tồn cùng nền văn hóa giàu bản sắc văn hóa Việt Nam.
Cách trung tâm thành phố biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) hơn 3km về phía Tây, là thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc có một "Bảo tàng cối đá xưa", hiện đang lưu giữ trên 5.000 bộ cối đá thủ công khác nhau, được sắp đặt trong khuôn viên sân vườn rộng khoảng 4.500m2, xen kẽ với những khu nhà cổ theo lối kiến trúc Miền Trung (kết cấu 5 gian, 3 căn, 2 chái) đã tạo ấn tượng đặc biệt cho khách thăm quan.
Bộ cối đá này được cho là đồ sộ vào bậc nhất cả nước hiện nay. Chủ nhân của bộ sưu tập này là anh Huỳnh Hữu Lộc, một người còn khá trẻ (39 tuổi), nhưng sớm đam mê cối đá xưa. Ảnh: Cây sam có giá 30 triệu.
Hằng ngày, có khá đông người đến thăm quan, tạo nhiều cảm xúc khác lạ, bởi các hiện vật này được trưng bày trên diện rộng, có hàng có lối, cối chồng cối thật sinh động. Ảnh: Cây tùng trong sân.
Để có được những bộ cối đá xưa và hiếm thấy này, anh Lộc đã phải lang thang đến khắp các ngôi làng hẻo lánh ở các tỉnh Miền Trung để sưu tầm, cứ có tin ở đâu có cối đá là anh đến ngay để chọn lựa.
Trong đó, nhiều nhất các bộ cối đá có nguồn gốc ở các làng quê ở Nam Trung Bộ từ Bình Định, Phú Yên trở vào…Theo các nhà chuyên môn nhận định, có bộ đã có đến trăm năm tuổi, bộ có niên đại ít nhất cũng vài chục năm.
Trong số trên 5.000 bộ cối đá với đủ các kích thước, trọng lượng khác nhau ấy, theo anh Lộc gọi là nôm na là “bộ đại” với đường kính 80cm, cao 40cm, đều bằng đá tự nhiên.
Hiện số cối đá này được anh Lộc trưng bày dọc theo các lối đi, đồng thời, cùng với không gian trưng bày cho hơn 5.000 bộ cối đá này, là những cây cảnh có giá trị, có cây rất nhỏ, nhưng anh Lộc đã phải mua với giá 30 triệu đồng (cây sam), cây thị cả trăm tuổi...
Tất cả còn đang trong quá trình xây dựng, nhằm phục vụ nhu cầu thăm quan, tìm hiểu của du khách, đặc biệt là những ai muốn quan tâm nghiên cứu văn hóa làng nghề truyền thống đương đại.
Sự phát triển của kinh tế thị trường hiện đại, khiến cối đá thủ công không còn đất sống, rất nhiều làng nghề xưa kia giờ đã vắng bóng cối đá, thậm chí chúng đang trên đà biến mất.
Vì vậy, việc anh Lộc đã bỏ công sức, tiền của mua gom về và lưu giữ, bảo tồn kịp thời là việc làm thật đáng được trân trọng.
Bởi cối đá xưa, đã gắn liền với bản sắc văn hóa lao động vùng miền từ bao đời nay, gắn liền với cuộc sống của con người.
Chính vì vậy, anh Lộc chính là một người có trách nhiệm cao trong bảo tồn văn hóa Việt để những bộ cối đá xưa sẽ trường tồn cùng nền văn hóa giàu bản sắc văn hóa Việt Nam.