Đà Lạt nổi tiếng với những biệt thự cổ kính, và nơi này có tới 3 dinh thư gắn liền với tên tuổi những người phụ nữ Việt xưa. Đây cũng là những điểm tham quan nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch của thành phố này.Công trình đầu tiên là cung Nam Phương Hoàng Hậu, hiện nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Dinh có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của thành phố Đà Lạt.Đây nguyên là nơi ở của Quận công Nguyễn Hữu Hào, một điền chủ giàu có nổi tiếng ở đất Gò Công - cha đẻ của Nam Phương Hoàng Hậu. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông đã tặng lại dinh thự này cho con gái mình.Theo lời kể của người dân Đà Lạt thì trong thời kì Dinh 3 chưa được xây dựng, Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này.Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hoàng Hậu Nam Phương cùng cựu hoàng Bảo Đại.Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự cổ này đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc.Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt, biệt thự Phi Ánh gắn liền cuộc tình giữa Bảo Đại và bà Lê Thị Phi Ánh - một người vợ không chính thức của ông. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho nhân tình. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.Được xây dựng vào năm 1928, đây là một công trình mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.Ngôi biệt thự có tường xây bằng đá chẻ dày từ 60 - 80 cm, với rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh, mang đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập... Một điều lạ nữa là biệt thự này còn có hai bức phù điêu cô gái Chăm được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Những điểm đặc biệt này khiến biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.Sau khi Bảo Đại bị phế truất, bà Phi Ánh đã lấy chồng khác và không còn sống ở ngôi biệt thự này nữa. Công trình đã rơi vào cảnh hoang tàn trong hàng chục năm. Những năm gần đây, chính quyền TP Đà Lạt đã cho một công ty thuê lại biệt thự để trùng tu khai thác du lịch. Biệt thự Phi Ánh đã thoát khỏi cảnh hoang phế để trở thành một nhà hàng sang trọng.Ngày nay, nhiều hiện vật gốc quý giá của ngôi biệt thự như đôi ghế mạ vàng, chiếc đàn piano bà Phi Ánh từng sử dụng, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc... vẫn được lưu giữ. Đến thăm biệt thự Phi Ánh, du khách sẽ có cơ hội sống lại không gian lãng mạn và vương giả mà Bảo Đại đã chia sẻ cùng nhân tình của mình.Nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây TP Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với cuộc đời Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất miền Nam trước 1975. Khu dinh thự này do vợ chồng Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu cho xây dựng năm 1958 trên một khuôn viên rộng tới 13.000m2, là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục, trong đó các công trình chính là 3 ngôi biệt thự mang những cái tên mỹ miều: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các sĩ quan cao cấp thời chính quyền Sài Gòn. Điểm nổi bật của biệt thự này có một bể bơi nước nóng ở rất rộng phía trước.Biệt thự Lam Ngọc là tư gia của Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu. Ông bà Nhu thường nghỉ ở đây mỗi khi đáp máy bay lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần. Phía sau biệt thự Lam Ngọc là một vườn hoa tuyệt đẹp do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế, nên được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm.Biệt thự Hồng Ngọc, biệt thự cuối cùng của khu biệt điện được Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ. Tuy vậy, ông Chương chưa kịp ở thì chế độ Diệm - Nhu đã bị lật đổ.Ba ngôi biệt thự không chỉ có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà còn kết hợp hoàn hảo với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế rất đẹp trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông xứ Lang Biang. Sau khi Diệm - Nhu bị lật đổ, khu biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên dưới thời Nguyễn Văn Thiệu. Sau năm 1975, chính quyền mới đã tiếp quản nơi này. Đến năm 2007, khu biệt điện lịch sử chính thức trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
Đà Lạt nổi tiếng với những biệt thự cổ kính, và nơi này có tới 3 dinh thư gắn liền với tên tuổi những người phụ nữ Việt xưa. Đây cũng là những điểm tham quan nổi tiếng, thu hút rất nhiều khách du lịch của thành phố này.
Công trình đầu tiên là cung Nam Phương Hoàng Hậu, hiện nằm trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng. Dinh có 3 tầng, diện tích sử dụng khoảng 500m2, nằm trên một ngọn đồi cao, bao quát không gian thơ mộng của thành phố Đà Lạt.
Đây nguyên là nơi ở của Quận công Nguyễn Hữu Hào, một điền chủ giàu có nổi tiếng ở đất Gò Công - cha đẻ của Nam Phương Hoàng Hậu. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông đã tặng lại dinh thự này cho con gái mình.
Theo lời kể của người dân Đà Lạt thì trong thời kì Dinh 3 chưa được xây dựng, Hoàng hậu Nam Phương và vua Bảo Đại khi lên Đà Lạt thường nghỉ tại dinh thự này.
Đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong cuộc đời Hoàng Hậu Nam Phương cùng cựu hoàng Bảo Đại.
Trải qua thăng trầm lịch sử, tòa dinh thự cổ này đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, song vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu với nhiều hiện vật gốc.
Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt, biệt thự Phi Ánh gắn liền cuộc tình giữa Bảo Đại và bà Lê Thị Phi Ánh - một người vợ không chính thức của ông. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, vào năm 1940, vua Bảo Đại đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để tặng cho nhân tình. Từ đó biệt thự có tên là Phi Ánh.
Được xây dựng vào năm 1928, đây là một công trình mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.
Ngôi biệt thự có tường xây bằng đá chẻ dày từ 60 - 80 cm, với rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh, mang đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập... Một điều lạ nữa là biệt thự này còn có hai bức phù điêu cô gái Chăm được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Những điểm đặc biệt này khiến biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.
Sau khi Bảo Đại bị phế truất, bà Phi Ánh đã lấy chồng khác và không còn sống ở ngôi biệt thự này nữa. Công trình đã rơi vào cảnh hoang tàn trong hàng chục năm. Những năm gần đây, chính quyền TP Đà Lạt đã cho một công ty thuê lại biệt thự để trùng tu khai thác du lịch. Biệt thự Phi Ánh đã thoát khỏi cảnh hoang phế để trở thành một nhà hàng sang trọng.
Ngày nay, nhiều hiện vật gốc quý giá của ngôi biệt thự như đôi ghế mạ vàng, chiếc đàn piano bà Phi Ánh từng sử dụng, các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc... vẫn được lưu giữ. Đến thăm biệt thự Phi Ánh, du khách sẽ có cơ hội sống lại không gian lãng mạn và vương giả mà Bảo Đại đã chia sẻ cùng nhân tình của mình.
Nằm trên một ngọn đồi ở phía Tây TP Đà Lạt, biệt điện Trần Lệ Xuân là một di tích lịch sử đặc biệt gắn với cuộc đời Trần Lệ Xuân, người phụ nữ quyền lực nhất miền Nam trước 1975. Khu dinh thự này do vợ chồng Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu cho xây dựng năm 1958 trên một khuôn viên rộng tới 13.000m2, là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục, trong đó các công trình chính là 3 ngôi biệt thự mang những cái tên mỹ miều: Bạch Ngọc, Lam Ngọc và Hồng Ngọc.
Biệt thự Bạch Ngọc là nơi giải trí của gia đình Trần Lệ Xuân và các sĩ quan cao cấp thời chính quyền Sài Gòn. Điểm nổi bật của biệt thự này có một bể bơi nước nóng ở rất rộng phía trước.
Biệt thự Lam Ngọc là tư gia của Trần Lệ Xuân - Ngô Đình Nhu. Ông bà Nhu thường nghỉ ở đây mỗi khi đáp máy bay lên Đà Lạt vào dịp cuối tuần. Phía sau biệt thự Lam Ngọc là một vườn hoa tuyệt đẹp do các kỹ sư đến từ Nhật Bản thiết kế, nên được gọi là vườn hoa Nhật Bản. Trong biệt thự Lam Ngọc còn có một căn hầm trú ẩn được thi công bằng loại thép đặc biệt, có thể chống đỡ sức công phá của hỏa lực hạng nặng. Trong căn hầm này có một đường hầm thoát hiểm.
Biệt thự Hồng Ngọc, biệt thự cuối cùng của khu biệt điện được Trần Lệ Xuân xây dựng để tặng cha mình là ông Trần Văn Chương - thời điểm đó đang là đại sứ chính quyền Sài Gòn tại Mỹ. Tuy vậy, ông Chương chưa kịp ở thì chế độ Diệm - Nhu đã bị lật đổ.
Ba ngôi biệt thự không chỉ có những nét kiến trúc độc đáo riêng mà còn kết hợp hoàn hảo với nhau qua những lối đi và khu vườn được thiết kế rất đẹp trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông xứ Lang Biang. Sau khi Diệm - Nhu bị lật đổ, khu biệt điện được trưng dụng làm Bảo tàng Sắc tộc Tây Nguyên dưới thời Nguyễn Văn Thiệu. Sau năm 1975, chính quyền mới đã tiếp quản nơi này. Đến năm 2007, khu biệt điện lịch sử chính thức trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.