Làm bằng sắt với cấu tạo đơn giản, cân đòn là dụng cụ đo lường rất quen thuộc ở Việt Nam đầu những năm 1990 trở về trước. Ít ai ngờ rằng chiếc cân này có một lịch sử hết sức lâu đời. (Ảnh chụp tại Bảo tàng TP HCM).Theo các sử liệu Trung Hoa, cân đòn là một phát minh của Lỗ Ban (507 TCN - 444 TCN), thợ thủ công nổi tiếng sống ở nước Lỗ đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Cân đòn của Lỗ Ban được làm bằng gỗ, bao gồm cán cân, quả cân, và đĩa cân, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Dựa theo Bắc Đẩu thất tinh và Nam Đẩu lục tinh, ông khắc 13 vạch khắc trên đòn cân, quy định 13 lạng bằng 1 cân.Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã thêm ba vạch khắc tương ứng với tam tinh “Phúc Lộc Thọ”, đổi từ 13 lạng thành 16 lạng bằng 1 cân.Theo quy ước xưa, vạch khắc trên cân nhất định phải là màu trắng hoặc là màu vàng, không được dùng màu đen, hàm ý rằng khi kinh doanh buôn bán phải công bằng chính trực, không được mang tâm đen tối.Vạch khắc đầu tiên trên cân đòn gọi là “định bàn tinh”, vị trí của nó là điểm treo của quả cân với móc cân khi quả cân ở vị trí cân bằng. Điểm mấu chốt nhất khi làm cân đòn đó là phải chọn thật chuẩn “định bàn tinh”.Dù có cấu tạo đơn sơ nhưng cân đòn có độ chính xác khá cao, lại dễ sử dụng, vận chuyển, chế tác không khó. Theo thời gian, loại cân này có thêm nhiều cải tiến để việc sử dụng thuận tiện hơn.Từ Trung Hoa, cân đòn đã du nhập vào Việt Nam và trở thành công cụ cân đo chủ yếu của người dân Việt trong nhiều thế kỷ.Cân đòn đã được sử dụng rộng rãi cho đến hết thời bao cấp, với kiểu dáng không có quá nhiều thay đổi sau hàng ngàn năm. Nó từng là vật dụng “bất khả li thân” của các bà nội trợ khắp ba miền.Từ thời Đổi mới, với sự phổ biến của nhiều loại cân hiện đại như cân đồng hồ, cân điện tử... cân đòn không còn dùng nhiều trong đời sống. Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.
Làm bằng sắt với cấu tạo đơn giản, cân đòn là dụng cụ đo lường rất quen thuộc ở Việt Nam đầu những năm 1990 trở về trước. Ít ai ngờ rằng chiếc cân này có một lịch sử hết sức lâu đời. (Ảnh chụp tại Bảo tàng TP HCM).
Theo các sử liệu Trung Hoa, cân đòn là một phát minh của Lỗ Ban (507 TCN - 444 TCN), thợ thủ công nổi tiếng sống ở nước Lỗ đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Hoa.
Cân đòn của Lỗ Ban được làm bằng gỗ, bao gồm cán cân, quả cân, và đĩa cân, hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Dựa theo Bắc Đẩu thất tinh và Nam Đẩu lục tinh, ông khắc 13 vạch khắc trên đòn cân, quy định 13 lạng bằng 1 cân.
Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng đã thêm ba vạch khắc tương ứng với tam tinh “Phúc Lộc Thọ”, đổi từ 13 lạng thành 16 lạng bằng 1 cân.
Theo quy ước xưa, vạch khắc trên cân nhất định phải là màu trắng hoặc là màu vàng, không được dùng màu đen, hàm ý rằng khi kinh doanh buôn bán phải công bằng chính trực, không được mang tâm đen tối.
Vạch khắc đầu tiên trên cân đòn gọi là “định bàn tinh”, vị trí của nó là điểm treo của quả cân với móc cân khi quả cân ở vị trí cân bằng. Điểm mấu chốt nhất khi làm cân đòn đó là phải chọn thật chuẩn “định bàn tinh”.
Dù có cấu tạo đơn sơ nhưng cân đòn có độ chính xác khá cao, lại dễ sử dụng, vận chuyển, chế tác không khó. Theo thời gian, loại cân này có thêm nhiều cải tiến để việc sử dụng thuận tiện hơn.
Từ Trung Hoa, cân đòn đã du nhập vào Việt Nam và trở thành công cụ cân đo chủ yếu của người dân Việt trong nhiều thế kỷ.
Cân đòn đã được sử dụng rộng rãi cho đến hết thời bao cấp, với kiểu dáng không có quá nhiều thay đổi sau hàng ngàn năm. Nó từng là vật dụng “bất khả li thân” của các bà nội trợ khắp ba miền.
Từ thời Đổi mới, với sự phổ biến của nhiều loại cân hiện đại như cân đồng hồ, cân điện tử... cân đòn không còn dùng nhiều trong đời sống.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.