Nằm ở số 14 Lê Lợi, thành phố Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng thường được biết đến trong dân gian với tên gọi trường nữ sinh Đồng Khánh hoặc trường Đồng Khánh, là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15/7/1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraaut cùng nhiều vị hoàng thân, Thượng thư triều đình nhà Nguyễn và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.Dưới sự điều hành của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành với tên gọi Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học.Trường được xây dựng với một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo.Cổng trường được xây theo kiểu tam quan, đơn giản nhưng cũng không kém phần trang nhã.Sau cổng trường là một khoảng không gian tràn ngập bóng cây với con đường dẫn đến dãy nhà chính.Khu nhà chính của trường nằm sau một khoảng sân rộng có cột cờ. Sau dãy nhà chính có nhiều tòa nhà phụ trợ như thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... và một sân vận động.Hai bên của dãy nhà chính là hai khu nhà lớn nằm đối diện nhau. Hai khu nhà này có tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là lớp học.Một dãy hành lang bên ngoài các phòng học.Bên trong một lớp học.Các tòa nhà trong trường đều được quét vôi màu hồng, đồng màu với trường Quốc học Huế ở kế bên.Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã tu bổ hoặc xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung không thay đổi đáng kể.Theo dòng lịch sử, trường đã mang nhiều tên gọi khác nhau: Từ 1919- 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955- 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.Trong giai đoạn này, trường Đồng Khánh là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật.Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh, nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc.Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng. Giai đoạn này, trường mở cửa cho cả học sinh nam và nữ.Theo dòng lịch sử, nhiều nữ sinh Đồng Khánh đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo dục, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ nhân tài hoa trên nhiều lĩnh vực…Nữ sinh Đồng Khánh cũng đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng Việt Nam phong trào đòi ân xá và để tang Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", biểu tình yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...Ngày nay, trường Đồng Khánh - Hai bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, một địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2.000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế.Vào ngày 3/3/2017, lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Huế.Một số hình ảnh khác về trường Đồng Khánh.
Nằm ở số 14 Lê Lợi, thành phố Huế, Trường THPT Hai Bà Trưng thường được biết đến trong dân gian với tên gọi trường nữ sinh Đồng Khánh hoặc trường Đồng Khánh, là một trong những ngôi trường lớn và có lịch sử lâu đời tại miền Trung và cả Việt Nam.
Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi trường này diễn ra vào ngày 15/7/1917, với sự hiện diện của Vua Khải Định, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraaut cùng nhiều vị hoàng thân, Thượng thư triều đình nhà Nguyễn và một số quan chức cao cấp người Pháp tại Đông Dương.
Dưới sự điều hành của nhà thầu Leroy, gần hai năm sau, ngôi trường khánh thành với tên gọi Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh cả 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học.
Trường được xây dựng với một khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, kiến trúc trường khang trang và đầy đủ tiện nghi cho một cơ sở giáo dục và đào tạo.
Cổng trường được xây theo kiểu tam quan, đơn giản nhưng cũng không kém phần trang nhã.
Sau cổng trường là một khoảng không gian tràn ngập bóng cây với con đường dẫn đến dãy nhà chính.
Khu nhà chính của trường nằm sau một khoảng sân rộng có cột cờ. Sau dãy nhà chính có nhiều tòa nhà phụ trợ như thư viện, bệnh xá, phòng thí nghiệm, phòng nhạc, phòng nữ công gia chánh, nhà bếp... và một sân vận động.
Hai bên của dãy nhà chính là hai khu nhà lớn nằm đối diện nhau. Hai khu nhà này có tầng trên là tầng ngủ dành cho học sinh nội trú và tầng dưới là lớp học.
Một dãy hành lang bên ngoài các phòng học.
Bên trong một lớp học.
Các tòa nhà trong trường đều được quét vôi màu hồng, đồng màu với trường Quốc học Huế ở kế bên.
Kể từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã tu bổ hoặc xây dựng thêm một số công trình phục vụ dạy và học, tuy nhiên dáng vẻ ngôi trường nói chung không thay đổi đáng kể.
Theo dòng lịch sử, trường đã mang nhiều tên gọi khác nhau: Từ 1919- 1954, trường mang tên Cao đẳng tiểu học Đồng Khánh. Từ 1955- 1975, trường mang tên trường Nữ trung học Đồng Khánh gồm hai cấp: Đệ Nhất cấp và Đệ Nhị cấp.
Trong giai đoạn này, trường Đồng Khánh là ngôi trường nữ duy nhất ở miền Trung dạy đủ các môn Văn-Thể-Mỹ-Hạnh và lao động kỹ thuật.
Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh, nữ sinh Đồng Khánh còn được học cách nuôi con, cách quản lý gia đình, được rèn luyện phong cách người con gái có học thức, có giáo dục, giản dị, trang nhã, lịch sự, khiêm tốn, tế nhị trong giao tiếp và một số môn học cơ bản về cứu thương.
Sau ngày thống nhất đất nước, trường được mang tên Trường cấp III Trưng Trắc.Từ năm 1981 đến nay, trường được đổi tên thành Trường THPT Hai Bà Trưng. Giai đoạn này, trường mở cửa cho cả học sinh nam và nữ.
Theo dòng lịch sử, nhiều nữ sinh Đồng Khánh đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn hóa, giáo dục, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà báo, văn nghệ sĩ, nghệ nhân tài hoa trên nhiều lĩnh vực…
Nữ sinh Đồng Khánh cũng đã tích cực tham gia các phong trào cách mạng Việt Nam phong trào đòi ân xá và để tang Phan Bội Châu, những đêm xuống đường và "Hát cho đồng bào tôi nghe", biểu tình yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam...
Ngày nay, trường Đồng Khánh - Hai bà Trưng vẫn là một ngôi trường lớn, một địa chỉ giáo dục có uy tín tại Huế. Trung bình hàng năm, trường có trên 40 lớp học, đảm nhận giảng dạy cho hơn 2.000 học sinh cấp trung học cho thành phố Huế.
Vào ngày 3/3/2017, lễ kỷ niệm 100 năm thành lập trường đã được tổ chức trọng thể tại thành phố Huế.
Một số hình ảnh khác về trường Đồng Khánh.