Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là cổ nhất của thành phố Đà Nẵng.Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Thiền sư Hưng Viên trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Tên Tam Thai nghĩa là 3 ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có 3 đỉnh…Vào thời Tây Sơn, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Dưới đời vua Minh Mạng, chùa Tam Thai được trùng tu vào năm 1825 và trở thành nơi tu của em gái nhà vua.Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.Những năm sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 - 1996. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính...Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng.Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.Ngoài các hạng mục công trình, trong sân chùa còn trồng xen nhiều cây xanh, tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.Với giá trị lịch sử to lớn, chùa Tam Thai đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.Ngày nay, chùa là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng, đặc biệt là vào dịp lễ Tết.
Nằm trên ngọn Thủy Sơn thuộc danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai được xem là cổ nhất của thành phố Đà Nẵng.
Tương truyền, thiền sư Nguyên Thiều đến từ Trung Hoa đã khai sơn chùa vào nửa sau thế kỷ 17. Thiền sư Hưng Viên trụ trì chùa vào cuối thế kỷ 17. Tên Tam Thai nghĩa là 3 ngọn núi, được đặt do hình dáng ngọn thủy sơn có 3 đỉnh…
Vào thời Tây Sơn, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Dưới đời vua Minh Mạng, chùa Tam Thai được trùng tu vào năm 1825 và trở thành nơi tu của em gái nhà vua.
Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại.
Những năm sau đó, chùa được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn gần đây là vào năm 1995 - 1996. Công trình kiến trúc hiện nay của chùa bao gồm nhiều hạng mục như: tam quan, sân chùa, hành cung, chùa chính...
Chùa chính được xây hoàn toàn bằng gạch, mặt quay về hướng Nam với hai tầng mái lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt, các cột đều trang trí rồng - phụng.
Chính điện của chùa thờ Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.
Ngoài các hạng mục công trình, trong sân chùa còn trồng xen nhiều cây xanh, tôn thêm vẻ thanh tịnh, mát mẻ cho ngôi chùa.
Với giá trị lịch sử to lớn, chùa Tam Thai đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Ngày nay, chùa là nơi thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước thăm viếng, đặc biệt là vào dịp lễ Tết.