Nằm ở trung tâm của thành phố Tabriz của Iran, khu chợ Ba Tư cổ Tabriz (Tabriz Bazaar) là một trung tâm thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Ba Tư thời cổ.Thành phố Tabriz vốn là một nơi giao lưu văn hóa từ thời cổ đại và khu phức hợp lịch sử này đã là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên Con đường tơ lụa.Thời gian thịnh vượng nhất của khu chợ Tabriz là trong thế kỷ 13, khi thành phố Tabriz trở thành thủ đô của vương quốc Safavid.Thành phố bị mất vị trí thủ đô vào thế kỷ 16, nhưng ngôi chợ này vẫn có tầm quan trọng như là một trung tâm thương mại và kinh tế.Vào thời hiện đại, Tabriz bazaar là nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng trong cuộc Cách mạng Hiến pháp Iran trong thế kỷ qua và Cách mạng Hồi giáo.Mặc dù ngày nay có nhiều cửa hàng mới và trung tâm đã được thiết lập, chợ Tabriz vẫn là trung tâm kinh tế của thành phố và tây bắc Iran.Công trình lớn này bao gồm nhiều chợ nhỏ, như Amir Bazaar (đối với vàng và đồ trang sức), các Mozzafarieh (một chợ bán thảm), một chợ giày dép, và nhiều chợ khác nữa bán các loại hàng hoá khác.Chợ Tabriz còn có các nhà thờ Hồi giáo và là nơi cử hành một số nghi lễ tôn giáo quan trọng, nổi tiếng nhất là ngày Ashura khi thương nhân ngừng việc buôn bán trong khoảng 10 ngày và nghi lễ tôn giáo được tổ chức bên trong Bazaar.Bên cạnh đó, chợ Tabriz còn là một công trình cổ còn lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa Ba Tư.Vào năm 2010, khu chợ lịch sử này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Nằm ở trung tâm của thành phố Tabriz của Iran, khu chợ Ba Tư cổ Tabriz (Tabriz Bazaar) là một trung tâm thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền văn hóa Ba Tư thời cổ.
Thành phố Tabriz vốn là một nơi giao lưu văn hóa từ thời cổ đại và khu phức hợp lịch sử này đã là một trong những trung tâm thương mại quan trọng nhất trên Con đường tơ lụa.
Thời gian thịnh vượng nhất của khu chợ Tabriz là trong thế kỷ 13, khi thành phố Tabriz trở thành thủ đô của vương quốc Safavid.
Thành phố bị mất vị trí thủ đô vào thế kỷ 16, nhưng ngôi chợ này vẫn có tầm quan trọng như là một trung tâm thương mại và kinh tế.
Vào thời hiện đại, Tabriz bazaar là nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng trong cuộc Cách mạng Hiến pháp Iran trong thế kỷ qua và Cách mạng Hồi giáo.
Mặc dù ngày nay có nhiều cửa hàng mới và trung tâm đã được thiết lập, chợ Tabriz vẫn là trung tâm kinh tế của thành phố và tây bắc Iran.
Công trình lớn này bao gồm nhiều chợ nhỏ, như Amir Bazaar (đối với vàng và đồ trang sức), các Mozzafarieh (một chợ bán thảm), một chợ giày dép, và nhiều chợ khác nữa bán các loại hàng hoá khác.
Chợ Tabriz còn có các nhà thờ Hồi giáo và là nơi cử hành một số nghi lễ tôn giáo quan trọng, nổi tiếng nhất là ngày Ashura khi thương nhân ngừng việc buôn bán trong khoảng 10 ngày và nghi lễ tôn giáo được tổ chức bên trong Bazaar.
Bên cạnh đó, chợ Tabriz còn là một công trình cổ còn lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của văn hóa Ba Tư.
Vào năm 2010, khu chợ lịch sử này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.