Nằm tại số 176 đường Trần Phú, TP Hội An, hội quán Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng vào năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Quảng Đông ở Hội An.Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ quốc trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện khá quy mô với các mảng tường được lắp dựng bằng đá. Hệ cột kèo cao to, chạm trổ tinh xảo, lộng lẫy.Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.Giữa sân có hồ nước lớn, đắp nổi hình rồng uốn lượn uyển chuyển theo tích “lý ngư hoá long”.Chính điện rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc.Chính điện chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công.Hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.Hội quán Quảng Đông hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý, mang đậm bản sắc văn hóa của người Hoa Quảng Đông.Các chi tiết trang trí kiến trúc của hội quán cũng kết tinh những giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng.Theo các tài liệu lưu trữ, thoạt đầu hội quán là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Đây còn là nơi hội họp đồng hương của những người Quảng Đông đến Hội An sinh sống.Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc.Ngoài ra, vào ngày 24/6 Âm lịch, nơi đây cũng diễn ra lễ hội vía Quan Công bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài, thu hút nhiều người tham gia.
Nằm tại số 176 đường Trần Phú, TP Hội An, hội quán Quảng Đông (còn gọi là Hội quán Quảng Triệu) là một trong những di tích nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Công trình do cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng vào năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Quảng Đông ở Hội An.
Toàn bộ công trình được kiến trúc theo kiểu hình chữ quốc trên một nền đất rộng và cao. Sau cổng tam quan là nhà tiền điện khá quy mô với các mảng tường được lắp dựng bằng đá. Hệ cột kèo cao to, chạm trổ tinh xảo, lộng lẫy.
Nhà tiền điện được ngăn cách với chính điện bằng một khoảng sân. Hai bên có tả vu, hữu vu nối hai khu nhà này với nhau.
Giữa sân có hồ nước lớn, đắp nổi hình rồng uốn lượn uyển chuyển theo tích “lý ngư hoá long”.
Chính điện rộng lớn, khoáng đãng với hệ cột kèo đồ sộ được liên kết bởi các vì chồng rường vững chắc.
Chính điện chia làm 3 gian, gian giữa thờ Quan Công.
Hai gian còn lại thờ Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần.
Hội quán Quảng Đông hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý, mang đậm bản sắc văn hóa của người Hoa Quảng Đông.
Các chi tiết trang trí kiến trúc của hội quán cũng kết tinh những giá trị đặc sắc của nghệ thuật tạo hình Trung Hoa.
So với nhiều công trình khác ở Hội An, nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí công phu, đã mang lại cho Hội quán Quảng Đông vẻ độc đáo riêng.
Theo các tài liệu lưu trữ, thoạt đầu hội quán là nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Đây còn là nơi hội họp đồng hương của những người Quảng Đông đến Hội An sinh sống.
Hàng năm, vào rằm tháng giêng âm lịch, Hội quán Quảng Đông tổ chức lễ hội Nguyên tiêu, cúng giỗ Tiền Hiền, diễn ra sôi nổi với các nghi thức tế lễ truyền thống, đãi tiệc mừng hội ngộ đồng hương và cầu chúc đầu năm gặp vận may, phát tài, phát lộc.
Ngoài ra, vào ngày 24/6 Âm lịch, nơi đây cũng diễn ra lễ hội vía Quan Công bày tỏ lòng thành kính đến vị tướng tài, thu hút nhiều người tham gia.