Động Sơn Mộc Hương, còn gọi là hang Dơi nằm trên một sườn núi thuộc thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, để lên được hang động, du khách phải vượt qua 240 bậc thang với chiều cao khoảng 100m.Khu vực cửa hang khá rộng, có hình thù như miệng một con rồng khổng lồ, ở giữa là một hòn đá nhô ra như lưỡi rồng, trần hang cao như hàm rồng.
Theo các khảo sát, hang Dơi có diện tích khoảng 6.915 m2, có chiều dài 80m, cao 20m, rộng 25m, kết cấu thành 3 khoang lớn, được ngăn bằng các khối nhũ đá, măng đá, rèm đá, tường đá rất đa dạng. Đi sâu vào hang, các dải thạch nhũ hiện ra với đủ hình dáng, được trí tưởng tượng của người đời đặt cho những cái tên như Ông Tiên, Voi, Sư Tử, Đục Thóc, Mâm Ngũ Quả...Không khó để bắt gặp những cột măng đá cao như "cột chống trời" trong hang.
Những thửa "ruộng bậc thang" là sự sáng tạo kỳ diệu của tạo hóa.
Giữa lòng hang có một hồ cạn rộng, giữa hồ là con rùa đá, ven hồ có hình một đôi trái gái bằng thạch nhũ. Theo truyền thuyết, hoàng tử con vua Thủy tề thường cưỡi rùa lên trần gian gặp người công chúa mình yêu. Biết chuyện, Thuỷ tề rút hết nước. Không còn đường về, hoàng tử đã ở lại trần gian và hóa đá cùng người yêu. Con rùa cũng hóa đá để canh gác cho mối tình bất tử...Theo người dân địa phương, tên gọi hang Dơi bắt nguồn từ việc trước đây hang là nơi sinh sống của rất nhiều dơi. Người dân tộc Thái thì gọi đây là hang Sa Lai (hang Nước) vì trong lòng núi có mạch nước ngầm chảy quanh năm không bao giờ cạn.Theo truyền thuyết từ xa xưa ở địa phương, có một con rồng khi đi qua vùng đất này thấy phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà nên chọn làm nơi nghỉ chân. Sau đó rồng đã nhả 7 viên ngọc, tạo thành 7 quả núi trong đó có có quả núi chứa hang Dơi.
Động Sơn Mộc Hương, còn gọi là hang Dơi nằm trên một sườn núi thuộc thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, để lên được hang động, du khách phải vượt qua 240 bậc thang với chiều cao khoảng 100m.
Khu vực cửa hang khá rộng, có hình thù như miệng một con rồng khổng lồ, ở giữa là một hòn đá nhô ra như lưỡi rồng, trần hang cao như hàm rồng.
Theo các khảo sát, hang Dơi có diện tích khoảng 6.915 m2, có chiều dài 80m, cao 20m, rộng 25m, kết cấu thành 3 khoang lớn, được ngăn bằng các khối nhũ đá, măng đá, rèm đá, tường đá rất đa dạng.
Đi sâu vào hang, các dải thạch nhũ hiện ra với đủ hình dáng, được trí tưởng tượng của người đời đặt cho những cái tên như Ông Tiên, Voi, Sư Tử, Đục Thóc, Mâm Ngũ Quả...
Không khó để bắt gặp những cột măng đá cao như "cột chống trời" trong hang.
Những thửa "ruộng bậc thang" là sự sáng tạo kỳ diệu của tạo hóa.
Giữa lòng hang có một hồ cạn rộng, giữa hồ là con rùa đá, ven hồ có hình một đôi trái gái bằng thạch nhũ. Theo truyền thuyết, hoàng tử con vua Thủy tề thường cưỡi rùa lên trần gian gặp người công chúa mình yêu. Biết chuyện, Thuỷ tề rút hết nước. Không còn đường về, hoàng tử đã ở lại trần gian và hóa đá cùng người yêu. Con rùa cũng hóa đá để canh gác cho mối tình bất tử...
Theo người dân địa phương, tên gọi hang Dơi bắt nguồn từ việc trước đây hang là nơi sinh sống của rất nhiều dơi. Người dân tộc Thái thì gọi đây là hang Sa Lai (hang Nước) vì trong lòng núi có mạch nước ngầm chảy quanh năm không bao giờ cạn.
Theo truyền thuyết từ xa xưa ở địa phương, có một con rồng khi đi qua vùng đất này thấy phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà nên chọn làm nơi nghỉ chân. Sau đó rồng đã nhả 7 viên ngọc, tạo thành 7 quả núi trong đó có có quả núi chứa hang Dơi.