Tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.Với diện tích gần 69.000ha, rừng ngập mặn Cà Mau rộng thứ 2 trên thế giới chỉ sau rừng ngập mặn ở khu vực Amazon của Nam Mỹ với hệ sinh thái rất độc đáo và đa dạng.Khu rừng sở hữu một thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều loại cây: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo… trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số. Điều này khiến nơi đây còn được gọi là rừng đước Cà Mau.Sinh sống trên vùng đất nhão luôn bị thủy triều tấn công, cây đước có bộ rễ rất phát triển, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, vừa có tác dụng chống đỡ, vừa giúp cây hô hấp trong điều kiện ngập nước.Bộ rễ mang hình dáng cổ quái của các cây đước cũng tạo nên khung cảnh đặc trưng của rừng nguyên sinh Cà Mau.Hàng nghìn cây đước với dáng vẻ ma mị mọc dày đặc che khuất ánh sáng mặt trời tạo nên vẻ huyền hoặc như trong cổ tích của rừng đước Cà Mau.Cây đước tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm.Đây là cơ sở cho sự tồn tại của nhiều loài động vật cấp cao hơn như rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước lợ, ba khía, sóc v..v.Đối với người dân địa phương, cây đước cung cấp loại gỗ thích hợp cho các công trình xây dựng dưới nước hoặc để làm cọc, cột.Rừng đước Cà Mau còn có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố diện tích đất được mở rộng hàng năm do phù sa bồi đắp ở mũi Cà Mau.Đối với du khách phương xa, rừng đước Cà Mau là một điểm đến độc đáo không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất cực Nam của Tổ quốc.
Tọa lạc tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là khu rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam.
Với diện tích gần 69.000ha, rừng ngập mặn Cà Mau rộng thứ 2 trên thế giới chỉ sau rừng ngập mặn ở khu vực Amazon của Nam Mỹ với hệ sinh thái rất độc đáo và đa dạng.
Khu rừng sở hữu một thảm thực vật phong phú bao gồm nhiều loại cây: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, nhiều loại dương xỉ và dây leo… trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số. Điều này khiến nơi đây còn được gọi là rừng đước Cà Mau.
Sinh sống trên vùng đất nhão luôn bị thủy triều tấn công, cây đước có bộ rễ rất phát triển, trên thân cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, vừa có tác dụng chống đỡ, vừa giúp cây hô hấp trong điều kiện ngập nước.
Bộ rễ mang hình dáng cổ quái của các cây đước cũng tạo nên khung cảnh đặc trưng của rừng nguyên sinh Cà Mau.
Hàng nghìn cây đước với dáng vẻ ma mị mọc dày đặc che khuất ánh sáng mặt trời tạo nên vẻ huyền hoặc như trong cổ tích của rừng đước Cà Mau.
Cây đước tạo thành một phần của hệ sinh thái đất ngập mặn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và đa dạng hóa của động vật thân mềm.
Đây là cơ sở cho sự tồn tại của nhiều loài động vật cấp cao hơn như rùa, rắn, trăn, cua, các loại cá nước lợ, ba khía, sóc v..v.
Đối với người dân địa phương, cây đước cung cấp loại gỗ thích hợp cho các công trình xây dựng dưới nước hoặc để làm cọc, cột.
Rừng đước Cà Mau còn có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố diện tích đất được mở rộng hàng năm do phù sa bồi đắp ở mũi Cà Mau.
Đối với du khách phương xa, rừng đước Cà Mau là một điểm đến độc đáo không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất cực Nam của Tổ quốc.