Một trong những di sản để đời của đế chế La Mã là hệ thống đường xá. Những con đường do người La Mã tạo ra vô cùng chắc chắn, bền vững và sử dụng đến ngày nay.Những con đường này được người La Mã gọi là “viae”. Thông qua những con đường này, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã diễn ra nhanh và thuận tiện hơn.Quy trình xây dựng đường xá của người La Mã thời cổ đại khá cầu kỳ và phức tạp. Đầu tiên là người La Mã tiến hành đào sâu 3m ở địa hình mà họ dự kiến làm đường.Kế đến, công nhân La Mã lấp đầy đoạn đường đào sâu 3m trước đó bằng đá nặng. Cát hoặc sỏi sẽ được phủ lên trên lớp đá này. Sau cùng, mặt đường được ốp bằng những tảng đá phẳng, nhẵn bóng và có xen kẽ các rãnh để cho nước chảy qua khi trời mưa.Hệ thống dẫn nước đồ sộ của đế chế La Mã tồn tại đến ngày nay. Những công trình này hiện còn ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ...Theo thiết kế của các kỹ sư La Mã thời cổ đại, nước dẫn từ sông suối, hồ chứa trên núi xuống khu vực đồng bằng để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.Các công trình dẫn nước của người La Mã được xây từ đá, xi măng núi lửa và gạch. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn.Một sáng chế đỉnh cao khác của người La Mã là bê tông. Người La Mã sử dụng loại bê tông này để xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ tồn tại đến ngày nay.Trong số này nhiều bến tàu có từ thời La Mã tồn tại đến ngày nay dù được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước. Sở dĩ bê tông của người La Mã có sức mạnh tồn tại lớn như vậy là nhờ công thức bí mật.Theo các nhà nghiên cứu, người La Mã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ trước khi thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông. Sự kết hợp đặc biệt này tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp và tạo nên lực liên kết vững chắc. Nhờ vậy, những công trình sử dụng loại bê tông này vô cùng kiên cố. Mời độc giả xem video: Những quốc gia hạnh phúc nhất Châu Âu. Nguồn: THĐT1.
Một trong những di sản để đời của đế chế La Mã là hệ thống đường xá. Những con đường do người La Mã tạo ra vô cùng chắc chắn, bền vững và sử dụng đến ngày nay.
Những con đường này được người La Mã gọi là “viae”. Thông qua những con đường này, việc đi lại và vận chuyển hàng hóa giữa các vùng trong lãnh thổ của đế chế La Mã diễn ra nhanh và thuận tiện hơn.
Quy trình xây dựng đường xá của người La Mã thời cổ đại khá cầu kỳ và phức tạp. Đầu tiên là người La Mã tiến hành đào sâu 3m ở địa hình mà họ dự kiến làm đường.
Kế đến, công nhân La Mã lấp đầy đoạn đường đào sâu 3m trước đó bằng đá nặng. Cát hoặc sỏi sẽ được phủ lên trên lớp đá này. Sau cùng, mặt đường được ốp bằng những tảng đá phẳng, nhẵn bóng và có xen kẽ các rãnh để cho nước chảy qua khi trời mưa.
Hệ thống dẫn nước đồ sộ của đế chế La Mã tồn tại đến ngày nay. Những công trình này hiện còn ở Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ...
Theo thiết kế của các kỹ sư La Mã thời cổ đại, nước dẫn từ sông suối, hồ chứa trên núi xuống khu vực đồng bằng để cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Các công trình dẫn nước của người La Mã được xây từ đá, xi măng núi lửa và gạch. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân trở nên tốt đẹp hơn.
Một sáng chế đỉnh cao khác của người La Mã là bê tông. Người La Mã sử dụng loại bê tông này để xây dựng nhiều công trình kỳ vĩ tồn tại đến ngày nay.
Trong số này nhiều bến tàu có từ thời La Mã tồn tại đến ngày nay dù được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước. Sở dĩ bê tông của người La Mã có sức mạnh tồn tại lớn như vậy là nhờ công thức bí mật.
Theo các nhà nghiên cứu, người La Mã trộn tro núi lửa, đá vôi và nước biển để tạo hồ trước khi thêm đá núi lửa để sản xuất bê tông. Sự kết hợp đặc biệt này tạo ra phản ứng puzolan, kích thích tinh thể hình thành trong khoảng trống của hỗn hợp và tạo nên lực liên kết vững chắc. Nhờ vậy, những công trình sử dụng loại bê tông này vô cùng kiên cố.
Mời độc giả xem video: Những quốc gia hạnh phúc nhất Châu Âu. Nguồn: THĐT1.