Tọa lạc trên núi Bà ở huyện Phù Cát, chùa Linh Phong là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời của tỉnh Bình Định. Chùa còn được gọi là chùa Ông Núi, gắn với truyền thuyết về Ông Núi - nhà sư sáng lập chùa.Theo các lời kể được truyền lại, vào năm 1702, một tu sĩ tên Lê Ban từ Trung Quốc đã tìm đến núi Bà tu tập. Ông kết vỏ cây làm, hàng ngày tụng kinh niệm Phật trong hang đá. Người dân gọi ông là Mộc Y Sơn Ông (ông già sống trên núi mặc y phục từ cây cỏ) hay Ông Núi.Những lúc không ở trong hang, Ông Núi vào rừng đốn củi, bó thành bó lớn rồi vác xuống núi đặt bên đường. Người qua đường biết đó là củi của ông nên đem rau gạo đến đổi. Ông Núi xuống lấy gạo, rau quả rồi đi, không đối đáp với bất cứ ai về việc đổi chác ít hay nhiều.Mỗi ngày ông ăn đúng hai lon gạo, nếu đổi được nhiều thì ông đem cho người khác chứ không giữ lại. Ông Núi còn hái thuốc và chữa bệnh cho nhiều người dân trong vùng. Ở trên núi được vài năm thì ông xây dựng một am nhỏ, gọi là Dũng Tuyền tự để tu hành.Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú khen Mộc Y Sơn Ông là bậc chân tu, sai trùng tu Dũng Tuyền tự và đặt tên chùa là Linh Phong, ban cho ông pháp hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư.Năm 1741, chúa Nguyễn Phúc Khoát triệu Ông Núi vào kinh thành để hỏi về giáo lý đạo Phật. Ông ở kinh gần một tháng thì về và được chúa ban một bộ áo cà sa có vòng ngọc móc vàng làm pháp phục.Mộc Y Sơn Ông mất năm 1785 dưới thời Tây Sơn. Nhưng câu chuyện về nhà sư có cuộc đời bí ẩn ở mảnh đất Bình Định chưa kết thúc tại đây.Năm 1826, vào thời Minh Mạng, một hôm nhà vua bị bệnh. Vừa chợp mắt thì vua mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem giấc mộng hỏi các quan.Có người tâu rằng vị sư già đó là Mộc Y Sơn Ông ở chùa Linh Phong. Vua Minh Mạng liền ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới để thờ, đồng thời cấp 120 lượng bạc để trùng tu lại chùa.Do những biến động của thời cuộc, ngôi chùa gắn với câu chuyện kỳ lạ về Ông Núi đã bị phá hủy thoàn toàn vào giữa thế kỷ 20. Đến năm 2004, một ngôi chùa mới khang trang đã được xây dựng trên nền chùa xưa, nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách ở Bình Định...Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
Tọa lạc trên núi Bà ở huyện Phù Cát, chùa Linh Phong là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời của tỉnh Bình Định. Chùa còn được gọi là chùa Ông Núi, gắn với truyền thuyết về Ông Núi - nhà sư sáng lập chùa.
Theo các lời kể được truyền lại, vào năm 1702, một tu sĩ tên Lê Ban từ Trung Quốc đã tìm đến núi Bà tu tập. Ông kết vỏ cây làm, hàng ngày tụng kinh niệm Phật trong hang đá. Người dân gọi ông là Mộc Y Sơn Ông (ông già sống trên núi mặc y phục từ cây cỏ) hay Ông Núi.
Những lúc không ở trong hang, Ông Núi vào rừng đốn củi, bó thành bó lớn rồi vác xuống núi đặt bên đường. Người qua đường biết đó là củi của ông nên đem rau gạo đến đổi. Ông Núi xuống lấy gạo, rau quả rồi đi, không đối đáp với bất cứ ai về việc đổi chác ít hay nhiều.
Mỗi ngày ông ăn đúng hai lon gạo, nếu đổi được nhiều thì ông đem cho người khác chứ không giữ lại. Ông Núi còn hái thuốc và chữa bệnh cho nhiều người dân trong vùng. Ở trên núi được vài năm thì ông xây dựng một am nhỏ, gọi là Dũng Tuyền tự để tu hành.
Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú khen Mộc Y Sơn Ông là bậc chân tu, sai trùng tu Dũng Tuyền tự và đặt tên chùa là Linh Phong, ban cho ông pháp hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư.
Năm 1741, chúa Nguyễn Phúc Khoát triệu Ông Núi vào kinh thành để hỏi về giáo lý đạo Phật. Ông ở kinh gần một tháng thì về và được chúa ban một bộ áo cà sa có vòng ngọc móc vàng làm pháp phục.
Mộc Y Sơn Ông mất năm 1785 dưới thời Tây Sơn. Nhưng câu chuyện về nhà sư có cuộc đời bí ẩn ở mảnh đất Bình Định chưa kết thúc tại đây.
Năm 1826, vào thời Minh Mạng, một hôm nhà vua bị bệnh. Vừa chợp mắt thì vua mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem giấc mộng hỏi các quan.
Có người tâu rằng vị sư già đó là Mộc Y Sơn Ông ở chùa Linh Phong. Vua Minh Mạng liền ban cho chùa này một chiếc áo cà sa mới để thờ, đồng thời cấp 120 lượng bạc để trùng tu lại chùa.
Do những biến động của thời cuộc, ngôi chùa gắn với câu chuyện kỳ lạ về Ông Núi đã bị phá hủy thoàn toàn vào giữa thế kỷ 20. Đến năm 2004, một ngôi chùa mới khang trang đã được xây dựng trên nền chùa xưa, nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút du khách ở Bình Định...
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.