Nằm ở lối vào các đền thờ Thần đạo của Nhật Bản, cổng Torii mang kiến trúc đặc trưng rất dễ nhận dạng, được coi là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Nhật Bản.Theo quan niệm của người Nhật, cánh cổng này chính là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người.Cấu trúc cơ bản của cổng Torii gồm hai cột thẳng đứng và hai thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh, thanh trên cùng có thể có dạng như mái che. Công trình này thường được sơn màu đỏ son.Xưa kia, cổng Torii thường được dựng từ gỗ hay đá. Nhưng từ thời hiện đại vật liệu xây cổng đã trở nên đa dạng hơn. Ngày nay, không hiếm cổng Torii được xây bằng bê tông cốt thép hoặc thép hộp.Những người thành đạt ở Nhật thường quyên tiền xây tặng cổng Torii cho các đền thờ Thần đạo nhằm thể hiện lòng thành kính với thánh thần. Vì vậy, một ngôi đền có thể có nhiều cổng. Điển hình như đền Fushimi Inari ở Kyoto có tới hàng ngàn cổng.Nguồn gốc của cổng Torii được nhắc đến trong một truyền thuyết của người Nhật về nữ thần mặt trời Amaterasu. Theo đó, vì cảm thấy bực bội trước những trò đùa quấy nhiễu của người em trai, nữ thần này đã vùi vào hang động và lấy đá lấp kín cửa hang, gây ra hiện tượng nhật thực.Để nữ thần trở lại, người dân đã dựng ngang một cái sào bằng gỗ trên hai cột thẳng đứng và cho tất cả gà trống trong làng đậu trên đó. Khi đàn gà đồng loạt gáy, nữ thần tò mò hé tảng đá ra để nhìn. Một đô vật sumo đã nhanh tay đẩy hòn đá đi, và thần mặt trời buộc phải về chốn cũ.Chiếc sào trên hai cây cột đó chính là cánh cổng Torii đầu tiên. Từ đó, cánh cổng thần thoại này trở thành biểu tượng của sự sung túc và thịnh vượng, được dựng ở mọi đền thờ trên đất nước Nhật Bản... Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân
Nằm ở lối vào các đền thờ Thần đạo của Nhật Bản, cổng Torii mang kiến trúc đặc trưng rất dễ nhận dạng, được coi là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Nhật Bản.
Theo quan niệm của người Nhật, cánh cổng này chính là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người.
Cấu trúc cơ bản của cổng Torii gồm hai cột thẳng đứng và hai thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh, thanh trên cùng có thể có dạng như mái che. Công trình này thường được sơn màu đỏ son.
Xưa kia, cổng Torii thường được dựng từ gỗ hay đá. Nhưng từ thời hiện đại vật liệu xây cổng đã trở nên đa dạng hơn. Ngày nay, không hiếm cổng Torii được xây bằng bê tông cốt thép hoặc thép hộp.
Những người thành đạt ở Nhật thường quyên tiền xây tặng cổng Torii cho các đền thờ Thần đạo nhằm thể hiện lòng thành kính với thánh thần. Vì vậy, một ngôi đền có thể có nhiều cổng. Điển hình như đền Fushimi Inari ở Kyoto có tới hàng ngàn cổng.
Nguồn gốc của cổng Torii được nhắc đến trong một truyền thuyết của người Nhật về nữ thần mặt trời Amaterasu. Theo đó, vì cảm thấy bực bội trước những trò đùa quấy nhiễu của người em trai, nữ thần này đã vùi vào hang động và lấy đá lấp kín cửa hang, gây ra hiện tượng nhật thực.
Để nữ thần trở lại, người dân đã dựng ngang một cái sào bằng gỗ trên hai cột thẳng đứng và cho tất cả gà trống trong làng đậu trên đó. Khi đàn gà đồng loạt gáy, nữ thần tò mò hé tảng đá ra để nhìn. Một đô vật sumo đã nhanh tay đẩy hòn đá đi, và thần mặt trời buộc phải về chốn cũ.
Chiếc sào trên hai cây cột đó chính là cánh cổng Torii đầu tiên. Từ đó, cánh cổng thần thoại này trở thành biểu tượng của sự sung túc và thịnh vượng, được dựng ở mọi đền thờ trên đất nước Nhật Bản...
Mời quý độc giả xem video Tháp Tokyo Skytree - kiến trúc cao nhất Nhật Bản. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân