Trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế ngày nay còn lưu giữ một công trình kiến trúc có lịch sử khá đặc biệt, đó là lầu Tịnh Minh.
Tòa nhà này nằm ở phía bên phải Cung Diên Thọ, được xây dựng năm 1927, trên nền của Thông Minh đường - nhà hát cũ trong cung.
Đây là một tòa lầu theo lối kiến trúc hiện đại pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình.
Ban đầu lầu Tịnh Minh được sử dụng làm làm nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bà Thánh Cung - vợ thứ nhất của vua Khải Định.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng.
Kể từ đó đến khi bị phê truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
Ngoài giá trị lịch sử, lầu Tịnh Minh còn có giá trị kiến trúc - mỹ thuật cao, với nhiều tác phẩm điêu khắc sinh động, như những đôi lân ở hai bên các lối vào.
... Hay những câu đối trên trụ cổng, phù điêu trang trí trên các mặt tường của tòa nhà.
Trong khuôn viên Cung Diên Thọ ở Hoàng thành Huế ngày nay còn lưu giữ một công trình kiến trúc có lịch sử khá đặc biệt, đó là lầu Tịnh Minh.
Tòa nhà này nằm ở phía bên phải Cung Diên Thọ, được xây dựng năm 1927, trên nền của Thông Minh đường - nhà hát cũ trong cung.
Đây là một tòa lầu theo lối kiến trúc hiện đại pha lẫn với những yếu tố truyền thống - thể hiện rõ nét qua các họa tiết trang trí theo lối cung đình.
Ban đầu lầu Tịnh Minh được sử dụng làm làm nơi nghỉ ngơi, dưỡng bệnh cho bà Thánh Cung - vợ thứ nhất của vua Khải Định.
Năm 1950, công trình được cải tạo làm tư thất của cựu hoàng Bảo Đại, lúc này đã được tấn phong làm Quốc trưởng.
Kể từ đó đến khi bị phê truất năm 1955, mỗi khi trở về Huế, Bảo Đại đều sống tại lầu Tịnh Minh.
Tòa dinh thự này là một trong số những công trình được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Hoàng thành Huế.
Ngoài giá trị lịch sử, lầu Tịnh Minh còn có giá trị kiến trúc - mỹ thuật cao, với nhiều tác phẩm điêu khắc sinh động, như những đôi lân ở hai bên các lối vào.
... Hay những câu đối trên trụ cổng, phù điêu trang trí trên các mặt tường của tòa nhà.