Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Đây là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định. Hiện Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược và Bến Đình.Địa đạo Củ Chi là một trong những căn cứ cách mạng điển hình và có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc giai đoạn từ năm 1961 - 1975.Chính vì vậy, năm 2015, Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (thuộc huyện Củ Chi, TPHCM) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.Địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi các lực lượng vũ trang sống, làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng mà còn là nơi nhân dân sinh sống, trú ẩn và tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch.Địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 250 km với hệ thống thông hơi ẩn dưới các bụi cây, có thể chịu được các loại bom có sức công phá cao của quân địch.Hệ thống địa đạo Củ Chi gồm 3 tầng. Trong đó, tầng 1 cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng và xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ và tầng dưới cùng cách mặt đất 8-10m có thể chống được các loại bom cỡ lớn.Trên mặt đất và bên trong Địa đạo Củ Chi có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông, bẫy... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.Du khách khám phá Địa đạo Củ Chi sẽ phải đi từng bước chậm rãi, cúi lom khom và có khi phải bò ra cả đất vì những lối đi nhỏ hẹp. Thiết kế cửa hầm địa đạo kiểu nhỏ và hẹp này phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam. Lính Mỹ có vóc dáng cao to xuống địa đạo thường gặp rất nhiều khó khăn.Khi vào sâu trong địa đạo, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy bếp Hoàng Cầm, phòng ngủ tập thể, phòng họp, bệnh viện, phòng học… tái hiện cuộc sống của các chiến sĩ cách mạng trong lòng đất.Những điều này khiến Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử - văn hóa, kiến thức quân sự... cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Mời độc giả xem video: Địa đạo Củ Chi - 250 km lịch sử. Nguồn: VTV24
Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi thuộc huyện Củ Chi, nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc. Đây là căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định. Hiện Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược và Bến Đình.
Địa đạo Củ Chi là một trong những căn cứ cách mạng điển hình và có giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc giai đoạn từ năm 1961 - 1975.
Chính vì vậy, năm 2015, Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi (thuộc huyện Củ Chi, TPHCM) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Địa đạo Củ Chi không chỉ là nơi các lực lượng vũ trang sống, làm việc, trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng mà còn là nơi nhân dân sinh sống, trú ẩn và tổ chức trận địa chiến đấu đánh địch.
Địa đạo Củ Chi có chiều dài khoảng 250 km với hệ thống thông hơi ẩn dưới các bụi cây, có thể chịu được các loại bom có sức công phá cao của quân địch.
Hệ thống địa đạo Củ Chi gồm 3 tầng. Trong đó, tầng 1 cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng và xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ và tầng dưới cùng cách mặt đất 8-10m có thể chống được các loại bom cỡ lớn.
Trên mặt đất và bên trong Địa đạo Củ Chi có rất nhiều ụ chiến đấu, bãi mìn, hố đinh, hầm chông, bẫy... được bố trí thành các cụm liên hoàn tạo ra trận địa vững chắc trong thế trận chiến tranh du kích, gọi là xã chiến đấu.
Du khách khám phá Địa đạo Củ Chi sẽ phải đi từng bước chậm rãi, cúi lom khom và có khi phải bò ra cả đất vì những lối đi nhỏ hẹp. Thiết kế cửa hầm địa đạo kiểu nhỏ và hẹp này phù hợp với vóc dáng của người Việt Nam. Lính Mỹ có vóc dáng cao to xuống địa đạo thường gặp rất nhiều khó khăn.
Khi vào sâu trong địa đạo, du khách sẽ tận mắt nhìn thấy bếp Hoàng Cầm, phòng ngủ tập thể, phòng họp, bệnh viện, phòng học… tái hiện cuộc sống của các chiến sĩ cách mạng trong lòng đất.
Những điều này khiến Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử - văn hóa, kiến thức quân sự... cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Vì vậy, nơi đây trở thành một trong những địa điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.
Mời độc giả xem video: Địa đạo Củ Chi - 250 km lịch sử. Nguồn: VTV24