Sọ người Homo. Các nhà nghiên cứu đã phân tích một xương sọ có niên đại khoảng 1,8 triệu năm tuổi, được khai quật ở Dmanisi, Georgia. Nó được gọi là Xương sọ 5. Theo kết quả nghiên cứu hộp sọ và hàm răng phía dưới, nó là một trong những thành viên đầu tiên của giống người Homo bao gồm Homo habilis, Homo rudolfensis, Homo erectus. Tất cả đều thuộc cùng một loài và đơn giản chỉ có diện mạo khác nhau.
Bên cạnh Xương sọ 5 cùng với 4 hóa thạch tổ tiên loài người, các nhà khảo cổ còn phát hiện được một loạt các hóa thạch động vật và một số công cụ bằng đá. Tất cả đều ở cùng một địa điểm và cùng thời điểm tồn tại. Điều này khiến hệ thống phân loại, sắp xếp tổ tiên sớm nhất của loài người phải thay đổi.
Không giống như những hóa thạch hộp sọ chủng người Homo khác từng được phát hiện, Xương sọ 5 có khuôn mặt dài và răng lớn. Những phát hiện này cho thấy đây là trường hợp khảo cổ vô cùng hiếm gặp.
Xương sọ tổ tiên loài người cùng với hóa thạch của một số loài động vật ăn cỏ được phát hiện tại địa điểm khai quật ở Dmanisi, Cộng hòa Georgia.
Các nhà khoa học đã tái tạo hình ảnh người Homo sống cách đây 1,8 triệu năm trước.
Thông qua hình mẫu này, các chuyên gia suy đoán Xương sọ 5 có thể là của một người đàn ông sống cách đây 1,8 triệu năm.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra những hộp sọ thuộc các nhánh của loài người đã tuyệt chủng ở khu vực phía bên phải tấm ảnh.
Đây là một khu vực khai quật ở Dmanisi. Các nhà khoa học mới chỉ tiến hành khám, tìm kiếm một phần những kho báu khảo cổ bị vùi lấp. Nơi đây từng là một thị trấn thời trung cổ.
Xương sọ 5 có kích thước khoảng 546 cm3 và nó cho thấy loài người đầu tiên có não nhỏ hơn mặc dù có các chi và kích cỡ thân thể giống người hiện đại. Phát hiện những hộp sọ trên cho thấy, từ rất sớm, các hóa thạch người Homo cùng với nguồn gốc từ châu Phi của họ đã có sự khác biệt giữa các thành viên trong một dòng dõi.
Sọ người Homo. Các nhà nghiên cứu đã phân tích một xương sọ có niên đại khoảng 1,8 triệu năm tuổi, được khai quật ở Dmanisi, Georgia. Nó được gọi là Xương sọ 5. Theo kết quả nghiên cứu hộp sọ và hàm răng phía dưới, nó là một trong những thành viên đầu tiên của giống người Homo bao gồm Homo habilis, Homo rudolfensis, Homo erectus. Tất cả đều thuộc cùng một loài và đơn giản chỉ có diện mạo khác nhau.
Bên cạnh Xương sọ 5 cùng với 4 hóa thạch tổ tiên loài người, các nhà khảo cổ còn phát hiện được một loạt các hóa thạch động vật và một số công cụ bằng đá. Tất cả đều ở cùng một địa điểm và cùng thời điểm tồn tại. Điều này khiến hệ thống phân loại, sắp xếp tổ tiên sớm nhất của loài người phải thay đổi.
Không giống như những hóa thạch hộp sọ chủng người Homo khác từng được phát hiện, Xương sọ 5 có khuôn mặt dài và răng lớn. Những phát hiện này cho thấy đây là trường hợp khảo cổ vô cùng hiếm gặp.
Xương sọ tổ tiên loài người cùng với hóa thạch của một số loài động vật ăn cỏ được phát hiện tại địa điểm khai quật ở Dmanisi, Cộng hòa Georgia.
Các nhà khoa học đã tái tạo hình ảnh người Homo sống cách đây 1,8 triệu năm trước.
Thông qua hình mẫu này, các chuyên gia suy đoán Xương sọ 5 có thể là của một người đàn ông sống cách đây 1,8 triệu năm.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra những hộp sọ thuộc các nhánh của loài người đã tuyệt chủng ở khu vực phía bên phải tấm ảnh.
Đây là một khu vực khai quật ở Dmanisi. Các nhà khoa học mới chỉ tiến hành khám, tìm kiếm một phần những kho báu khảo cổ bị vùi lấp. Nơi đây từng là một thị trấn thời trung cổ.
Xương sọ 5 có kích thước khoảng 546 cm3 và nó cho thấy loài người đầu tiên có não nhỏ hơn mặc dù có các chi và kích cỡ thân thể giống người hiện đại.
Phát hiện những hộp sọ trên cho thấy, từ rất sớm, các hóa thạch người Homo cùng với nguồn gốc từ châu Phi của họ đã có sự khác biệt giữa các thành viên trong một dòng dõi.