1. Kinh thành Huế. Kinh thành Huế là tòa thành mà nhà Nguyễn đóng Đô ở Cố đô Huế từ năm1802-1945. Đây là một quần thể công trình đồ sộ, gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm Thành cùng hàng chục công trình lớn nhỏ liên quan. 2. Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ được khởi lập đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, được coi là một trong những ngôi quốc tự của nhà Nguyễn. Chùa thu hút du khách gần xa nhờ kiến trúc cổ kính và cảnh quan thơ mộng của sông Hương. 3. Văn Miếu và Võ Miếu. Hai ngôi miếu nằm cạnh nhau này được coi là biểu tượng cho sự đề cao học vấn (Văn Miếu) và tinh thần thượng võ (Võ Miếu) của triều đình nhà Nguyễn. 4. Hổ Quyền và điện Voi Ré. Hổ Quyền là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm phục vụ ngày hội và tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng. Điện Voi Ré nằm cách Hổ Quyền không xa, là nơi vinh danh lực lượng voi chiến oai hùng của triều đình. 5. Lăng Dục Đức. Lăng Dục Đức được xây để làm nơi an táng vua Dục Đức, vị vua thứ năm của triều đại nhà Nguyễn. Do những biến động thời cuộc, vua Thành Thái và vua Duy Tân cũng được đưa về an nghỉ ở nơi đây. 6. Đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống cúng tế của triều đình nhà Nguyễn. 7. Lăng Tự Đức. Lăng Tự Đức là nơi an nghỉ của vua Tự Đức, vị vua thứ tư của nhà Nguyễn. Khu lăng mộ này nổi tiếng với cảnh quan thơ mộng của những tòa đình soi bóng xuống hồ nước xanh. 8. Lăng Đồng Khánh. Lăng Đồng Khánh là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh, vị vua thứ chín của nhà Nguyễn. Lăng có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ được xây dựng với mật độ tương đối dày. 9. Điện Hòn Chén. Tọa lạc trên núi Ngọc Trản bên dòng sông Hương, điện Hòn Chén là một thắng cảnh nổi tiếng và cũng là di tích gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, lạ lùng của hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Đồng Khánh. 10. Lăng Thiệu Trị. Lăng Thiệu Trị là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị, vị vua thứ ba của nhà Nguyễn. Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn có những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị. 11. Lăng Khải Định. Lăng Khải Định là nơi an nghỉ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn. Kiến trúc lăng là sự pha trộn của nhiều phong cách khác nhau trên thế giới, được coi là độc đáo nhất trong hệ thống các lăng mộ vua chúa ở Huế. 12. Lăng Minh Mạng. Lăng Minh Mạng là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn. Khu lăng mộ này gây ấn tượng mạnh với những công trình kiến trúc tráng lệ hòa hợp tuyệt vời với khung cảnh thiên nhiên. 13. Lăng Gia Long. Lăng Gia Long là nơi an nghỉ của vua Gia Long, vị vua sáng lập nhà Nguyễn. Không chỉ có quy mô to lớn, thiết kế mang tính phong thủy của lăng Gia Long được các nhà kiến trúc triều đình Huế thực hiện hết sức hoàn hảo khiến hậu thế kinh ngạc. 14. Trấn Hải Thành. Nằm gần cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang), Trấn Hải Thành là tòa thành cổ có vai trò quan trọng trong việc phòng thủ Kinh thành Huế từ hướng biển. Thành đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19.Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.
1. Kinh thành Huế. Kinh thành Huế là tòa thành mà nhà Nguyễn đóng Đô ở Cố đô Huế từ năm1802-1945. Đây là một quần thể công trình đồ sộ, gồm Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm Thành cùng hàng chục công trình lớn nhỏ liên quan.
2. Chùa Thiên Mụ. Chùa Thiên Mụ được khởi lập đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, được coi là một trong những ngôi quốc tự của nhà Nguyễn. Chùa thu hút du khách gần xa nhờ kiến trúc cổ kính và cảnh quan thơ mộng của sông Hương.
3. Văn Miếu và Võ Miếu. Hai ngôi miếu nằm cạnh nhau này được coi là biểu tượng cho sự đề cao học vấn (Văn Miếu) và tinh thần thượng võ (Võ Miếu) của triều đình nhà Nguyễn.
4. Hổ Quyền và điện Voi Ré. Hổ Quyền là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ nhằm phục vụ ngày hội và tiêu khiển cho vua, quan lại và dân chúng. Điện Voi Ré nằm cách Hổ Quyền không xa, là nơi vinh danh lực lượng voi chiến oai hùng của triều đình.
5. Lăng Dục Đức. Lăng Dục Đức được xây để làm nơi an táng vua Dục Đức, vị vua thứ năm của triều đại nhà Nguyễn. Do những biến động thời cuộc, vua Thành Thái và vua Duy Tân cũng được đưa về an nghỉ ở nơi đây.
6. Đàn Nam Giao. Đàn Nam Giao là nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ Tế Giao, lễ tế trời đất vào mùa xuân hàng năm. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong hệ thống cúng tế của triều đình nhà Nguyễn.
7. Lăng Tự Đức. Lăng Tự Đức là nơi an nghỉ của vua Tự Đức, vị vua thứ tư của nhà Nguyễn. Khu lăng mộ này nổi tiếng với cảnh quan thơ mộng của những tòa đình soi bóng xuống hồ nước xanh.
8. Lăng Đồng Khánh. Lăng Đồng Khánh là nơi an nghỉ của vua Đồng Khánh, vị vua thứ chín của nhà Nguyễn. Lăng có khoảng 20 công trình kiến trúc lớn nhỏ được xây dựng với mật độ tương đối dày.
9. Điện Hòn Chén. Tọa lạc trên núi Ngọc Trản bên dòng sông Hương, điện Hòn Chén là một thắng cảnh nổi tiếng và cũng là di tích gắn với nhiều giai thoại bí ẩn, lạ lùng của hai vị vua nhà Nguyễn là Minh Mạng và Đồng Khánh.
10. Lăng Thiệu Trị. Lăng Thiệu Trị là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị, vị vua thứ ba của nhà Nguyễn. Dù có nhiều điểm tương đồng với lăng Gia Long và lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị vẫn có những nét rất riêng, có thể coi là độc nhất vô nhị.
11. Lăng Khải Định. Lăng Khải Định là nơi an nghỉ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn. Kiến trúc lăng là sự pha trộn của nhiều phong cách khác nhau trên thế giới, được coi là độc đáo nhất trong hệ thống các lăng mộ vua chúa ở Huế.
12. Lăng Minh Mạng. Lăng Minh Mạng là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của nhà Nguyễn. Khu lăng mộ này gây ấn tượng mạnh với những công trình kiến trúc tráng lệ hòa hợp tuyệt vời với khung cảnh thiên nhiên.
13. Lăng Gia Long. Lăng Gia Long là nơi an nghỉ của vua Gia Long, vị vua sáng lập nhà Nguyễn. Không chỉ có quy mô to lớn, thiết kế mang tính phong thủy của lăng Gia Long được các nhà kiến trúc triều đình Huế thực hiện hết sức hoàn hảo khiến hậu thế kinh ngạc.
14. Trấn Hải Thành. Nằm gần cửa biển Thuận An (huyện Phú Vang), Trấn Hải Thành là tòa thành cổ có vai trò quan trọng trong việc phòng thủ Kinh thành Huế từ hướng biển. Thành đã chứng kiến trang sử bi thương của Huế trong cuộc kháng Pháp cuối thế kỷ 19.
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.