1. Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa, đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt của của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Đây là một công kiến trúc độc đáo với giá trị nổi bật là các tác phẩm chạm khắc gỗ và đá có niên đại từ thế kỷ 17 - 19.Đền thờ vua Đinh có hai hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đó là hai chiếc long sàng bằng đá, một đặt trước chính điện, một đặt trước Ngọ môn quan. Những bức tượng nghê đá ở đền cũng được coi là chuẩn mực cho việc tạo hình linh vật Việt Nam.2. Trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ngọn núi Mã Yên, là nơi đặt lăng mộ vị vua sáng lập nhà Đinh. Lăng mộ vua Đinh nằm trên đỉnh núi, cách chân núi 265 bậc đá. Lăng được xây bằng gạch và đá ở một khoảng đất hẹp giữa các phiến đá, có quy mô kiến trúc nhỏ và giản dị.Lăng gồm có một bệ thờ ở phía trước, mộ phần được bao quanh bằng tường thấp ở phía sau. Bình phong hậu có hình rồng chầu nguyệt. Bên trái lăng có một nhà bia, bên trong là tấm bia đá được tạc vào thời nhà Nguyễn.Tương truyền, nơi xây lăng vua Đinh Tiên Hoàng là khoảng đất võng xuống thấp mà dân gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng được xây ở đây với hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên yên ngựa để bảo vệ đất nước.3. Nằm cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng không xa, đền thờ vua Lê Đại Hành được dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử khác của nhà Tiền Lê.Đền thờ vua Lê có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh nhưng quy mô nhỏ hơn và có một số khác biệt về trang trí kiến trúc. Tương truyền, đền được dựng trên nền cũ của cung điện hoàng gia thuộc Cố đô Hoa Lư.Vào năm 1998, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật khu vực phía Nam khuôn viên đền, làm phát lộ vết tích nền móng của một cung điện đồ sộ với niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10. Đây chính là cung điện trung tâm Hoa Lư, đầu não chính trị của Đại Việt thuở sơ khai.4. Nếu đỉnh núi Mã Yên có mộ vua Đinh Tiên Hoàng thì chân núi Mã Yên lại là nơi yên nghỉ của vua Lê Đại Hành. Khu lăng mộ được bao bọc bởi các dãy núi đá như “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.Kiến trúc hiện tại của lăng vua Lê được xây từ năm 1840 dưới thời vua Minh Mạng. Lăng được trùng tu vào năm 1885, dưới thời vua Hàm Nghi. Mộ phần là một mô đất thấp có tường bao quanh, phía trước có 2 trụ cổng, phía sau là bình phong.Nhà bia nằm trên một mỏm đá sau lăng, bên trong đặt văn bia có từ thời vua Minh Mạng. Do nằm ở một vị trí hẻo lánh nên khu lăng mộ vua Lê Đại Hành không có nhiều người đến viếng thăm thường xuyên...Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.
1. Nằm ở trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa, đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt của của quần thể di sản cố đô Hoa Lư.
Ðền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17 theo kiểu đăng đối trên trục thần đạo. Đây là một công kiến trúc độc đáo với giá trị nổi bật là các tác phẩm chạm khắc gỗ và đá có niên đại từ thế kỷ 17 - 19.
Đền thờ vua Đinh có hai hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Đó là hai chiếc long sàng bằng đá, một đặt trước chính điện, một đặt trước Ngọ môn quan. Những bức tượng nghê đá ở đền cũng được coi là chuẩn mực cho việc tạo hình linh vật Việt Nam.
2. Trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng có ngọn núi Mã Yên, là nơi đặt lăng mộ vị vua sáng lập nhà Đinh. Lăng mộ vua Đinh nằm trên đỉnh núi, cách chân núi 265 bậc đá. Lăng được xây bằng gạch và đá ở một khoảng đất hẹp giữa các phiến đá, có quy mô kiến trúc nhỏ và giản dị.
Lăng gồm có một bệ thờ ở phía trước, mộ phần được bao quanh bằng tường thấp ở phía sau. Bình phong hậu có hình rồng chầu nguyệt. Bên trái lăng có một nhà bia, bên trong là tấm bia đá được tạc vào thời nhà Nguyễn.
Tương truyền, nơi xây lăng vua Đinh Tiên Hoàng là khoảng đất võng xuống thấp mà dân gian hình dung là cái yên ngựa. Lăng được xây ở đây với hàm ý vị hoàng đế vĩ đại như vẫn ngồi trên yên ngựa để bảo vệ đất nước.
3. Nằm cách đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng không xa, đền thờ vua Lê Đại Hành được dựng vào thế kỷ 17, là nơi thờ vua Lê Đại Hành, thái hậu Dương Vân Nga và một số nhân vật lịch sử khác của nhà Tiền Lê.
Đền thờ vua Lê có kiến trúc gần giống đền thờ vua Đinh nhưng quy mô nhỏ hơn và có một số khác biệt về trang trí kiến trúc. Tương truyền, đền được dựng trên nền cũ của cung điện hoàng gia thuộc Cố đô Hoa Lư.
Vào năm 1998, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật khu vực phía Nam khuôn viên đền, làm phát lộ vết tích nền móng của một cung điện đồ sộ với niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 10. Đây chính là cung điện trung tâm Hoa Lư, đầu não chính trị của Đại Việt thuở sơ khai.
4. Nếu đỉnh núi Mã Yên có mộ vua Đinh Tiên Hoàng thì chân núi Mã Yên lại là nơi yên nghỉ của vua Lê Đại Hành. Khu lăng mộ được bao bọc bởi các dãy núi đá như “rồng chầu, hổ phục” theo quan niệm phong thủy xưa.
Kiến trúc hiện tại của lăng vua Lê được xây từ năm 1840 dưới thời vua Minh Mạng. Lăng được trùng tu vào năm 1885, dưới thời vua Hàm Nghi. Mộ phần là một mô đất thấp có tường bao quanh, phía trước có 2 trụ cổng, phía sau là bình phong.
Nhà bia nằm trên một mỏm đá sau lăng, bên trong đặt văn bia có từ thời vua Minh Mạng. Do nằm ở một vị trí hẻo lánh nên khu lăng mộ vua Lê Đại Hành không có nhiều người đến viếng thăm thường xuyên...
Mời quý độc giả xem video: Rừng vối cổ thụ trong di sản thế giới Tràng An | VTV4.