"Cấu trúc Richat" hay còn gọi "Con mắt của Sahara", "Mắt xanh của châu Phi" nằm ở sa mạc Sahara, gần thị trấn Oudane (Cộng hòa Hồi giáo Mauritania). Trong suốt nhiều thập kỷ, " con mắt" khủng nhất thế giới là chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở các nước.Theo các nhà khoa học, "Con mắt của Sahara" có đường kính hơn 40 km. Cấu trúc đặc biệt giống mắt người này có thể nhìn thấy rõ từ không gian.Phi hành gia người Mỹ Jim McDivitt và Ed White đã phát hiện "Con mắt của Sahara" vào tháng 6/1965 khi đang làm việc trên tàu không gian Gemini 4. Kể từ đó, "con mắt" khổng lồ này nhận được sự chú ý lớn của giới chuyên gia cũng như công chúng.Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy "Con mắt của Sahara" được hình thành từ cuối thời kỳ Nguyên sinh cho đến giữa thời kỳ Sa thạch Ordovicia.Những khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài "Con mắt của Sahara". Kế đến, các lớp đá Quartzite có sự xói mòn tạo nên các sườn tròn dễ vỡ.Ở trung tâm “Con mắt của Sahara” có bao phủ một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3 km.Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải sự hình thành của "Cấu trúc Richat". Trong số này, một số nhà khoa học suy đoán cấu trúc đặc biệt được hình thành từ sự va chạm của thiên thạch.Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều chuyên gia khoa học phản đối vì không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của đá nóng chảy.Từ đây, một số người cho rằng có thể "Cấu trúc Richat" do thiên thạch hoặc trầm tích núi lửa tạo nên. Thậm chí, một giả thuyết suy đoán "Cấu trúc Richat" có thể là dấu vết còn sót lại của một nền văn minh đã biến mất từ hàng ngàn năm trước.Nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng đến nay, bí ẩn về "Con mắt của Sahara" vẫn là một ẩn số, chưa được giải đáp. Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THĐT1.
"Cấu trúc Richat" hay còn gọi "Con mắt của Sahara", "Mắt xanh của châu Phi" nằm ở sa mạc Sahara, gần thị trấn Oudane (Cộng hòa Hồi giáo Mauritania). Trong suốt nhiều thập kỷ, " con mắt" khủng nhất thế giới là chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở các nước.
Theo các nhà khoa học, "Con mắt của Sahara" có đường kính hơn 40 km. Cấu trúc đặc biệt giống mắt người này có thể nhìn thấy rõ từ không gian.
Phi hành gia người Mỹ Jim McDivitt và Ed White đã phát hiện "Con mắt của Sahara" vào tháng 6/1965 khi đang làm việc trên tàu không gian Gemini 4. Kể từ đó, "con mắt" khổng lồ này nhận được sự chú ý lớn của giới chuyên gia cũng như công chúng.
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy "Con mắt của Sahara" được hình thành từ cuối thời kỳ Nguyên sinh cho đến giữa thời kỳ Sa thạch Ordovicia.
Những khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài "Con mắt của Sahara". Kế đến, các lớp đá Quartzite có sự xói mòn tạo nên các sườn tròn dễ vỡ.
Ở trung tâm “Con mắt của Sahara” có bao phủ một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3 km.
Nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải sự hình thành của "Cấu trúc Richat". Trong số này, một số nhà khoa học suy đoán cấu trúc đặc biệt được hình thành từ sự va chạm của thiên thạch.
Tuy nhiên, giả thuyết này bị nhiều chuyên gia khoa học phản đối vì không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào cho thấy sự hiện diện của đá nóng chảy.
Từ đây, một số người cho rằng có thể "Cấu trúc Richat" do thiên thạch hoặc trầm tích núi lửa tạo nên. Thậm chí, một giả thuyết suy đoán "Cấu trúc Richat" có thể là dấu vết còn sót lại của một nền văn minh đã biến mất từ hàng ngàn năm trước.
Nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng đến nay, bí ẩn về "Con mắt của Sahara" vẫn là một ẩn số, chưa được giải đáp.
Mời độc giả xem video: Sinh vật “lạ” cắn phá vườn dừa một cách bí ẩn. Nguồn: THĐT1.