Theo Daily Mail, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Brussels của nước Bỉ, cung điện hoàng gia Brussels là nơi làm việc của nhà vua và hoàng hậu của Vương quốc Bỉ. Cung điện hoàng gia Brussels là một trong những cung điện xa hoa, tráng lệ nhất châu Âu.Cung điện quốc gia Mafra được xây dựng từ năm 1717 với màu trắng chủ đạo sang trọng. Tổng diện tích của công trình lên đến 40.000 m2. Cung điện Mafra được xây dựng tại thành phố Lisbon của Bồ Đào Nha.Theo Telegraph, cung điện Buckingham (London) là nơi ở, làm việc của Nữ hoàng Anh hiện nay. Cung điện này được xây dựng từ năm 1703 cho công tước Buckingham. Với diện tích mặt sàn 77.000 m2, Buckingham là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, một trong những biểu tượng của Vương quốc Anh hiện nay.Theo BBC, cung điện Topkapi tồn tại gần 400 năm, từng là nơi ở của các vị vua Ottoman (ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Cung điện nổi tiếng về giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Với diện tích lên tới 70.000 m2, Topkapi cùng là một trong những cung điện lớn nhất thế giới.Tọa lạc tại thủ đô Viên của nước Áo, cung điện hoàng gia Hofburg lung linh như hòn ngọc của thành phố. Nó được xây dựng từ thế kỷ thứ 13 (dòng họ hoàng gia Hofburg tu sửa liên tục) với cấu trúc gồm 2.600 phòng. Hofburg là một trong những cung điện hoàng gia lộng lẫy nhất thế giới.Theo sách "Đông Nam Á - các di tích lịch sử, danh thắng và công trình tiêu biểu", với diện tích 200.000 m2, Istana Nurul Iman hoàng gia Brunei được cho là cung điện lớn nhất trên thế giới, vượt xa cung điện Madrid của Tây Ban Nha (135.000 m2) và cung điện Buckingham của Anh (77.000 m2). Cung điện Istana Nurul Iman có tổng cộng 1.788 phòng, được thắp sáng bởi 564 đèn treo nhiều ngọn và 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi, chuồng nuôi hàng trăm con ngựa, gara đỗ được hàng trăm xe, phòng khách có thể tiếp cùng lúc 4.000 người.Cung điện hoàng gia Caserta tọa lạc tại thành phố Caserta, miền nam Italy. Cung điện được khởi công xây dựng vào năm 1780, dưới thời vua Napoli nhà hoàng gia Bourbon. Caserta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1997.
Theo Daily Mail, tọa lạc tại trung tâm thủ đô Brussels của nước Bỉ, cung điện hoàng gia Brussels là nơi làm việc của nhà vua và hoàng hậu của Vương quốc Bỉ. Cung điện hoàng gia Brussels là một trong những cung điện xa hoa, tráng lệ nhất châu Âu.
Cung điện quốc gia Mafra được xây dựng từ năm 1717 với màu trắng chủ đạo sang trọng. Tổng diện tích của công trình lên đến 40.000 m2. Cung điện Mafra được xây dựng tại thành phố Lisbon của Bồ Đào Nha.
Theo Telegraph, cung điện Buckingham (London) là nơi ở, làm việc của Nữ hoàng Anh hiện nay. Cung điện này được xây dựng từ năm 1703 cho công tước Buckingham. Với diện tích mặt sàn 77.000 m2, Buckingham là một trong những cung điện lớn nhất thế giới, một trong những biểu tượng của Vương quốc Anh hiện nay.
Theo BBC, cung điện Topkapi tồn tại gần 400 năm, từng là nơi ở của các vị vua Ottoman (ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Cung điện nổi tiếng về giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Với diện tích lên tới 70.000 m2, Topkapi cùng là một trong những cung điện lớn nhất thế giới.
Tọa lạc tại thủ đô Viên của nước Áo, cung điện hoàng gia Hofburg lung linh như hòn ngọc của thành phố. Nó được xây dựng từ thế kỷ thứ 13 (dòng họ hoàng gia Hofburg tu sửa liên tục) với cấu trúc gồm 2.600 phòng. Hofburg là một trong những cung điện hoàng gia lộng lẫy nhất thế giới.
Theo sách "Đông Nam Á - các di tích lịch sử, danh thắng và công trình tiêu biểu", với diện tích 200.000 m2, Istana Nurul Iman hoàng gia Brunei được cho là cung điện lớn nhất trên thế giới, vượt xa cung điện Madrid của Tây Ban Nha (135.000 m2) và cung điện Buckingham của Anh (77.000 m2). Cung điện Istana Nurul Iman có tổng cộng 1.788 phòng, được thắp sáng bởi 564 đèn treo nhiều ngọn và 51.000 ngọn đèn, 44 cầu thang bộ, 18 cầu thang máy, 5 hồ bơi đầy đủ tiện nghi, chuồng nuôi hàng trăm con ngựa, gara đỗ được hàng trăm xe, phòng khách có thể tiếp cùng lúc 4.000 người.
Cung điện hoàng gia Caserta tọa lạc tại thành phố Caserta, miền nam Italy. Cung điện được khởi công xây dựng vào năm 1780, dưới thời vua Napoli nhà hoàng gia Bourbon. Caserta được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1997.