Các hiện vật được trưng bày được chia theo các loại hình tiêu biểu như trống đồng, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, trang sức, đồ minh khí (chôn cùng người chết).
Chiếc Thạp Bảo Thịnh (bảo vật Quốc gia) làm từ đồng được phát hiện tại thị trấn Yên (Yên Bái). Trống đồng Lạc di chỉ Làng Vạc, Nghệ An.
Hoa văn tinh xảo trên mặt trống đồng phát hiện tại Cốc Lếu, Lào Cai.
Trống đồng Tùng Lâm được các nhà khoa học tìm thấy tại Chương Mỹ, Hà Nội. Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trình độ đúc đồng đã đạt đến đỉnh cao, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ.
Các họa tiết trên mặt trống đồng tìm thấy tại Đông Xá, Hưng Yên.
Trong văn hóa Đông Sơn đồ dùng sinh hoạt bằng đồng xuất hiện phổ biến với nhiều loại hình thức khác như tháp, thố, bình, lọ... nhiều loại vật dụng thể hiện sự chau chuốt, cầu kỳ trong kỹ thuật. Trong ảnh là chiếc bình được làm bằng gốm.
Họa tiết hoa văn trên chiếc chuông được làm bằng đồng phát hiện tại Mộc Sơn, Thanh Hóa.
Trình độ kim khí ở thời đại văn hóa Đông Sơn cũng còn thể hiện qua bộ sưu tập sinh hoạt thường ngày phong phú về loại hình, kiểu dáng. Đồ Minh Khí (chôn cất cùng người chết) trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn rất phát triển. Trong ảnh là những chiếc bình cổ được xếp vào đồ Minh khí. Chiếc Muôi việt khuê làm bằng đồng được phát hiện trong mộ thuyền Việt Khuê, Hải Phòng. Triển lãm còn trưng bày hàng chục hiện vật trang sức, hình ảnh chiếc bao chân gắn quả nhạc được làm bằng đồng tại di chỉ làng Vạc, Nghệ An. Hiện vật về kỹ thuật phát triển vũ khí với các mũi tên được làm bằng đồng phát hiện tại Cổ Loa, Hà Nội. Triển lãm kéo dài đến hết tháng 4/2015 thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Triển lãm Văn hóa Đông Sơn là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924 - 2014). Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 1-2 SCN) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã (Thanh Hóa).
Các hiện vật được trưng bày được chia theo các loại hình tiêu biểu như trống đồng, công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí, nhạc khí, trang sức, đồ minh khí (chôn cùng người chết).
Chiếc Thạp Bảo Thịnh (bảo vật Quốc gia) làm từ đồng được phát hiện tại thị trấn Yên (Yên Bái).
Trống đồng Lạc di chỉ Làng Vạc, Nghệ An.
Hoa văn tinh xảo trên mặt trống đồng phát hiện tại Cốc Lếu, Lào Cai.
Trống đồng Tùng Lâm được các nhà khoa học tìm thấy tại Chương Mỹ, Hà Nội.
Thời kỳ văn hóa Đông Sơn, trình độ đúc đồng đã đạt đến đỉnh cao, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ.
Các họa tiết trên mặt trống đồng tìm thấy tại Đông Xá, Hưng Yên.
Trong văn hóa Đông Sơn đồ dùng sinh hoạt bằng đồng xuất hiện phổ biến với nhiều loại hình thức khác như tháp, thố, bình, lọ... nhiều loại vật dụng thể hiện sự chau chuốt, cầu kỳ trong kỹ thuật. Trong ảnh là chiếc bình được làm bằng gốm.
Họa tiết hoa văn trên chiếc chuông được làm bằng đồng phát hiện tại Mộc Sơn, Thanh Hóa.
Trình độ kim khí ở thời đại văn hóa Đông Sơn cũng còn thể hiện qua bộ sưu tập sinh hoạt thường ngày phong phú về loại hình, kiểu dáng.
Đồ Minh Khí (chôn cất cùng người chết) trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn rất phát triển. Trong ảnh là những chiếc bình cổ được xếp vào đồ Minh khí.
Chiếc Muôi việt khuê làm bằng đồng được phát hiện trong mộ thuyền Việt Khuê, Hải Phòng.
Triển lãm còn trưng bày hàng chục hiện vật trang sức, hình ảnh chiếc bao chân gắn quả nhạc được làm bằng đồng tại di chỉ làng Vạc, Nghệ An.
Hiện vật về kỹ thuật phát triển vũ khí với các mũi tên được làm bằng đồng phát hiện tại Cổ Loa, Hà Nội.
Triển lãm kéo dài đến hết tháng 4/2015 thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Triển lãm Văn hóa Đông Sơn là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924 - 2014). Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 1-2 SCN) là một nền văn hóa khảo cổ học thời đại kim khí ở Việt Nam, được các nhà khảo cổ học đặt tên dựa vào sự phát hiện ngẫu nhiên một nhóm đồ đồng cổ vào năm 1924 tại làng Đông Sơn ở ven Sông Mã (Thanh Hóa).