1. Đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ, do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837.Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Tổng khối lượng đồng để đúc 9 chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.Mỗi cổ vật bằng đồng này được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. 2. Cửu vị thần công là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành. 3. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ là quả chuông lớn được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chùa Thiên Mụ - ngôi đệ nhất cổ tự của xứ Huế.Chuông cao 188cm chưa tính quai, đường kính miệng 140cm, đường kính thân 114,6cm, trọng lượng 1.985,8kg. Chuông được tạo hình cân đối, trên thân được chạm trổ họa tiết tinh vi, sắc nét thể hiện sự dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thực sự là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn, được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng cổ, gồm 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, 4 chiếc được đúc vào thời vua Minh Mạng.Tất cả những chiếc vạc này có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, trang trí họa tiết tinh xảo. Trong số đó, to và đẹp nhất là hai chiếc vạc được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), hiện đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành Huế.Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vạc đồng ở Huế phản ánh một thời kỳ huy hoàng của ngành đúc đồng đất cố đô, đồng thời là nguồn tư liệu lịch sử quý giá về nền mỹ thuật triều Nguyễn. ngành mỹ thuật trên đồ đồng
1. Đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế, Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ, do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837.
Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, lần lượt là Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, Huyền đỉnh. Tổng khối lượng đồng để đúc 9 chiếc đỉnh là trên 22.000 kg.
Mỗi cổ vật bằng đồng này được chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Các bức chạm tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn.
2. Cửu vị thần công là 9 khẩu thần công vua Gia Long cho đúc sau khi lên ngôi làm vật chứng cho chiến thắng trước quân Tây Sơn. Nguyên liệu dùng để đúc súng là các binh khí và vật dụng bằng đồng đã được dùng trong chiến tranh. Việc đúc súng được thực hiện trong năm 1803 - 1804.
Tất cả 9 khẩu thần công đều được phong là "Thần Oai vô địch thượng tướng quân". Mỗi khẩu trong Cửu vị thần công dài 5,1 m và nặng khoảng 17.000 cân (10 tấn). Thân súng được chạm trổ hoa văn cực kỳ công phu và tỉ mỉ.
Dù được gọi là súng nhưng Cửu vị thần công chưa bao giờ được dùng trong trận mạc mà là chỉ mang ý nghĩa tượng trưng như những vị thần linh bảo vệ kinh thành.
3. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ là quả chuông lớn được chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc năm 1710 để cúng dường Tam bảo chùa Thiên Mụ - ngôi đệ nhất cổ tự của xứ Huế.
Chuông cao 188cm chưa tính quai, đường kính miệng 140cm, đường kính thân 114,6cm, trọng lượng 1.985,8kg. Chuông được tạo hình cân đối, trên thân được chạm trổ họa tiết tinh vi, sắc nét thể hiện sự dung hòa cả ba luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo.
Đại hồng chung chùa Thiên Mụ thực sự là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn, được đánh giá là quả chuông cổ đẹp và tinh xảo bậc nhất Việt Nam.
Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng cổ, gồm 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, 4 chiếc được đúc vào thời vua Minh Mạng.
Tất cả những chiếc vạc này có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân, trang trí họa tiết tinh xảo. Trong số đó, to và đẹp nhất là hai chiếc vạc được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687), hiện đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành Huế.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vạc đồng ở Huế phản ánh một thời kỳ huy hoàng của ngành đúc đồng đất cố đô, đồng thời là nguồn tư liệu lịch sử quý giá về nền mỹ thuật triều Nguyễn. ngành mỹ thuật trên đồ đồng