Trong số những vật dụng “xa xỉ” của người Việt thời bao cấp, quạt con cóc là một thứ hiếm hoi được sản xuất ở Việt Nam và là một trong những hàng hóa “Made in Vietnam” nổi tiếng nhất thời đó.Câu chuyện về quạt con cóc bắt đầu từ năm 1958, khi Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất ra đời trong đợt Hà Nội cải tạo công thương nghiệp. Kể từ đó, xí nghiệp này đã cho ra mắt nhiều mẫu quạt khác nhau gồm quạt trần, quạt để bàn, nhưng phổ biến nhất là quạt “con cóc”, một loại quạt mini.Tất nhiên là nhà sản xuất không có ý định đặt cho chiếc quạt cưng quả mình một cái tên “xấu xí” như vậy. Cái tên quạt con cóc là cách gọi của người dùng dựa trên kiểu dáng thân quạt gù gù như con cóc, lâu ngày thành tên phổ thông mà cả xã hội sử dụng.Ngoài ra quạt còn có một tên khác là quạt 35. Số 35 này không liên quan gì đến “con dê” mà bắt nguồn từ giá bán 35 đồng của quạt con cóc ở các cửa hàng mậu dịch thập niên 1980. Con số 35 cũng nói lên giá trị của chiếc quạt, khi lương sinh viên mới ra trường thời đó chỉ là 60 đồng.Chất lượng của quạt con cóc có “đáng đồng tiền bát gạo” không? Theo lời của những người thợ điện kỳ cựu, quạt con cóc được làm từ dây cuốn tốt nên có thể chạy suốt nhiều ngày không nghỉ, đúng phong cách “nồi đồng cối đá” học từ người anh cả Liên Xô.Nhưng chiếc quạt này cũng có một số “bệnh” lặt vặt gây phiền toái cho người dùng. Do cánh quạt làm bằng loại nhựa không tốt lắm, nếu sử dụng liên tục quá lâu lỗ cắm cánh sẽ bị chảy do sức nóng từ trục mô tơ, khiến cánh quạt văng ra.Tìm cánh quạt để thay là rất khó. Để tiếp tục dùng chiếc quạt thân yêu, phải lót thêm miếng vải vào lỗ quạt. Nếu lót không khéo, cánh quạt sẽ có độ lệch với trục và không còn chạy êm nữa. Nếu lâu không bảo dưỡng, quạt con cóc có thể bị lỏng và khô dầu, tạo nên tiếng ken két “ghê người”.Do không có lồng quạt, quạt con cóc cũng có thể gây ra tai nạn khi sử dụng. Tình huống phổ biến là quạt để ở cuối giường khi ngủ, và người dùng vô ý đụng chân vào. Cánh quạt khá cứng và sắc nên có thể làm nạn nhân "trầy da tróc vẩy".Ngày nay, câu chuyện về những chiếc quạt con cóc vẫn chưa đến hồi kết. Loại quạt này vẫn được Điện Cơ sản xuất với một số thay đổi về kiểu dáng, giá bán khoảng từ 150.000 đến 200.000 đồng.Còn những quạt con cóc đời cổ còn đẹp và hoạt động tốt thì trở thành “hàng hiếm”, được những người sưu tầm săn tìm với giá cao gấp nhiều lần những chiếc quạt mới...Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Trong số những vật dụng “xa xỉ” của người Việt thời bao cấp, quạt con cóc là một thứ hiếm hoi được sản xuất ở Việt Nam và là một trong những hàng hóa “Made in Vietnam” nổi tiếng nhất thời đó.
Câu chuyện về quạt con cóc bắt đầu từ năm 1958, khi Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất ra đời trong đợt Hà Nội cải tạo công thương nghiệp. Kể từ đó, xí nghiệp này đã cho ra mắt nhiều mẫu quạt khác nhau gồm quạt trần, quạt để bàn, nhưng phổ biến nhất là quạt “con cóc”, một loại quạt mini.
Tất nhiên là nhà sản xuất không có ý định đặt cho chiếc quạt cưng quả mình một cái tên “xấu xí” như vậy. Cái tên quạt con cóc là cách gọi của người dùng dựa trên kiểu dáng thân quạt gù gù như con cóc, lâu ngày thành tên phổ thông mà cả xã hội sử dụng.
Ngoài ra quạt còn có một tên khác là quạt 35. Số 35 này không liên quan gì đến “con dê” mà bắt nguồn từ giá bán 35 đồng của quạt con cóc ở các cửa hàng mậu dịch thập niên 1980. Con số 35 cũng nói lên giá trị của chiếc quạt, khi lương sinh viên mới ra trường thời đó chỉ là 60 đồng.
Chất lượng của quạt con cóc có “đáng đồng tiền bát gạo” không? Theo lời của những người thợ điện kỳ cựu, quạt con cóc được làm từ dây cuốn tốt nên có thể chạy suốt nhiều ngày không nghỉ, đúng phong cách “nồi đồng cối đá” học từ người anh cả Liên Xô.
Nhưng chiếc quạt này cũng có một số “bệnh” lặt vặt gây phiền toái cho người dùng. Do cánh quạt làm bằng loại nhựa không tốt lắm, nếu sử dụng liên tục quá lâu lỗ cắm cánh sẽ bị chảy do sức nóng từ trục mô tơ, khiến cánh quạt văng ra.
Tìm cánh quạt để thay là rất khó. Để tiếp tục dùng chiếc quạt thân yêu, phải lót thêm miếng vải vào lỗ quạt. Nếu lót không khéo, cánh quạt sẽ có độ lệch với trục và không còn chạy êm nữa. Nếu lâu không bảo dưỡng, quạt con cóc có thể bị lỏng và khô dầu, tạo nên tiếng ken két “ghê người”.
Do không có lồng quạt, quạt con cóc cũng có thể gây ra tai nạn khi sử dụng. Tình huống phổ biến là quạt để ở cuối giường khi ngủ, và người dùng vô ý đụng chân vào. Cánh quạt khá cứng và sắc nên có thể làm nạn nhân "trầy da tróc vẩy".
Ngày nay, câu chuyện về những chiếc quạt con cóc vẫn chưa đến hồi kết. Loại quạt này vẫn được Điện Cơ sản xuất với một số thay đổi về kiểu dáng, giá bán khoảng từ 150.000 đến 200.000 đồng.
Còn những quạt con cóc đời cổ còn đẹp và hoạt động tốt thì trở thành “hàng hiếm”, được những người sưu tầm săn tìm với giá cao gấp nhiều lần những chiếc quạt mới...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.