Sập rồng vốn là sản phẩm của nền văn hóa phong kiến và là vật biểu tượng cho nhà vua. Hiện nay tại đền vua Đinh, cố đô Hoa Lư vẫn còn hai sập rồng một chiếc đặt tại tam quan và một chiếc được đặt tại trước bái đường. Điều đặc biệt là hình ảnh rồng cuộn tại các sập đá có ba tay vuốt râu rồng. Con rồng ở sập ngoài có ba tay đầy chất nữ tính và một chân. Có thể chiếc sập này có niên đại sớm hơn bởi các nét chạm khắc ít nhiều mềm mại uyển chuyển hơn.
Con rồng ở sập trong cũng có ba tay và một chân nhưng những cái tay lại có phần nhỏ nhắn hơn chiếc sập kể trên. Một vài hình ảnh rồng, thú, chạm ở mặt tiền cảnh của sập này cũng cho thấy phong cách thuộc niên đại muộn hơn.
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, người ta có thể bắt gặp vô số những hình tượng tiên cưỡi rồng, nắm râu, nắm bờm rồng trên các chạm khắc đá, gỗ ở đình làng, nhưng trường hợp những con rồng có bàn tay phụ nữ như thế này lại là trường hợp hy hữu, không nói là đặc biệt chỉ có ở đền vua Đinh.
Lý giải về điều này một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là do sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm trong việc nhân cách hóa hình tượng nghệ thuật.
Và cách giải thích đơn giản nhất đồng thời cũng tương đồng với việc phối thờ chung hai ông vua và một bà hoàng vào cùng một khu đền, thì những đôi tay rất nữ tính này của con rồng chính là ẩn ngữ để nói về một bà vương hậu lấy hai đời vua, mà giữ yên xã tắc.
Ngoài ra trên cả hai bộ sập này, người ta còn nhìn thấy một bàn tay khác đang vuốt một chiếc râu rồng mà cùng đôi với nó lẽ ra là một bàn tay thì lại là một cái chân với đầy đủ năm móng vuốt theo đúng qui cách tượng trưng cho quyền lực của vua. Mặc dù xung quanh câu chuyện này còn có rất nhiều nghi vấn, nhưng khi làm hai chiếc sập đá này, dân gian có thể đã cố tình đưa chúng vào như thể một sự ngẫu nhiên nhưng lại mang những hàm nghĩa rất rõ ràng về lịch sử. (Ảnh: N.C.Khanh. Bài viết sử dụng tư liệu của nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền).
Sập rồng vốn là sản phẩm của nền văn hóa phong kiến và là vật biểu tượng cho nhà vua. Hiện nay tại đền vua Đinh, cố đô Hoa Lư vẫn còn hai sập rồng một chiếc đặt tại tam quan và một chiếc được đặt tại trước bái đường. Điều đặc biệt là hình ảnh rồng cuộn tại các sập đá có ba tay vuốt râu rồng.
Con rồng ở sập ngoài có ba tay đầy chất nữ tính và một chân. Có thể chiếc sập này có niên đại sớm hơn bởi các nét chạm khắc ít nhiều mềm mại uyển chuyển hơn.
Con rồng ở sập trong cũng có ba tay và một chân nhưng những cái tay lại có phần nhỏ nhắn hơn chiếc sập kể trên. Một vài hình ảnh rồng, thú, chạm ở mặt tiền cảnh của sập này cũng cho thấy phong cách thuộc niên đại muộn hơn.
Trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, người ta có thể bắt gặp vô số những hình tượng tiên cưỡi rồng, nắm râu, nắm bờm rồng trên các chạm khắc đá, gỗ ở đình làng, nhưng trường hợp những con rồng có bàn tay phụ nữ như thế này lại là trường hợp hy hữu, không nói là đặc biệt chỉ có ở đền vua Đinh.
Lý giải về điều này một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là do sự ảnh hưởng của văn hóa Chăm trong việc nhân cách hóa hình tượng nghệ thuật.
Và cách giải thích đơn giản nhất đồng thời cũng tương đồng với việc phối thờ chung hai ông vua và một bà hoàng vào cùng một khu đền, thì những đôi tay rất nữ tính này của con rồng chính là ẩn ngữ để nói về một bà vương hậu lấy hai đời vua, mà giữ yên xã tắc.
Ngoài ra trên cả hai bộ sập này, người ta còn nhìn thấy một bàn tay khác đang vuốt một chiếc râu rồng mà cùng đôi với nó lẽ ra là một bàn tay thì lại là một cái chân với đầy đủ năm móng vuốt theo đúng qui cách tượng trưng cho quyền lực của vua. Mặc dù xung quanh câu chuyện này còn có rất nhiều nghi vấn, nhưng khi làm hai chiếc sập đá này, dân gian có thể đã cố tình đưa chúng vào như thể một sự ngẫu nhiên nhưng lại mang những hàm nghĩa rất rõ ràng về lịch sử. (Ảnh: N.C.Khanh. Bài viết sử dụng tư liệu của nhà nghiên cứu Trang Thanh Hiền).