Theo nhà nghiên cứu Lương Đức Hiển (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), trong các sản phẩm từ nghề dệt vải của người Việt xưa, có một sản phẩm rất quý giá, được giới vua chúa, quan lại Trung Hoa đánh giá rất cao, đó là vải tơ chuối – loại vải dệt từ sợi của thân cây chuối.Điều này được ghi lại của một số tư liệu lịch sử Trung Hoa cổ, như sách Quảng chí chép: “Ở Giao Chỉ, thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải gọi là tiêu cát, dễ rách, nhưng đẹp, màu vàng nhạt. Cũng gọi là vải Giao Chỉ”.Trong sách Ngô Lục, học giả Trương Bột dành những “lời có cánh” cho vải tơ chuối: “loại vải mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì mát lắm”.Các tư liệu này khẳng định một điều, vải tơ chuối đã từng được người Việt dệt để mặc, và tiến xa hơn là sản xuất đại trà, xuất khẩu sang nước láng giềng Trung Hoa.Có thể nói, vải tơ chuối là một thành tựu lớn trong kĩ thuật dệt của người Việt xưa, nó đã chứng minh cho lối ăn, mặc, ở của cư dân Việt luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, điều đang được khuyến khích trong thời đại ngày nay.Đáng tiếc rằng ngày nay, vải tơ chuối không còn hiện diện ở Việt Nam. Trong các di chỉ khảo cổ học, người ta cũng chưa thể tìm thấy những dấu tích của loại vải này. Vải tơ chuối xuất hiện từ khi nào, được chế tác ra sao, vẫn là những câu hỏi chưa được giải đáp.Hi vọng, trong tương lai gần, những nỗ lực của giới khảo cổ học, sử học, sẽ làm sáng tỏ góc khuất lịch sử về một loại vải từng khiến người Việt tự hào...Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Theo nhà nghiên cứu Lương Đức Hiển (Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), trong các sản phẩm từ nghề dệt vải của người Việt xưa, có một sản phẩm rất quý giá, được giới vua chúa, quan lại Trung Hoa đánh giá rất cao, đó là vải tơ chuối – loại vải dệt từ sợi của thân cây chuối.
Điều này được ghi lại của một số tư liệu lịch sử Trung Hoa cổ, như sách Quảng chí chép: “Ở Giao Chỉ, thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải gọi là tiêu cát, dễ rách, nhưng đẹp, màu vàng nhạt. Cũng gọi là vải Giao Chỉ”.
Trong sách Ngô Lục, học giả Trương Bột dành những “lời có cánh” cho vải tơ chuối: “loại vải mịn như lượt là, mặc vào mùa nực thì mát lắm”.
Các tư liệu này khẳng định một điều, vải tơ chuối đã từng được người Việt dệt để mặc, và tiến xa hơn là sản xuất đại trà, xuất khẩu sang nước láng giềng Trung Hoa.
Có thể nói, vải tơ chuối là một thành tựu lớn trong kĩ thuật dệt của người Việt xưa, nó đã chứng minh cho lối ăn, mặc, ở của cư dân Việt luôn gần gũi, gắn bó với thiên nhiên, điều đang được khuyến khích trong thời đại ngày nay.
Đáng tiếc rằng ngày nay, vải tơ chuối không còn hiện diện ở Việt Nam. Trong các di chỉ khảo cổ học, người ta cũng chưa thể tìm thấy những dấu tích của loại vải này. Vải tơ chuối xuất hiện từ khi nào, được chế tác ra sao, vẫn là những câu hỏi chưa được giải đáp.
Hi vọng, trong tương lai gần, những nỗ lực của giới khảo cổ học, sử học, sẽ làm sáng tỏ góc khuất lịch sử về một loại vải từng khiến người Việt tự hào...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.