Một thợ lặn địa phương lần đầu phát hiện ra phế tích này ở dưới đáy biển Yonaguni vào năm 1986. Hòn đảo này nằm ở phía Tây Nhật Bản. Những khối đá rộng gần 183m, cao 27m, được cho là có từ năm 8000 trước công nguyên.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được "kim tự tháp" dưới nước này do nền văn minh nào tạo ra.
Nhà địa chất biển Masaaki Kimura làm việc tại ĐH Ryukyus cho hay, cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nằm dưới đáy biển ở độ sâu 25m.
Nhà địa chất Kimura đã tìm thấy những dấu vết mài xẻ trên đá, các ký tự thô sơ trên những khuôn mặt khắc và các mẩu đá được mài đẽo giống hình các con vật. Một vài chuyên gia đưa ra giả thuyết, cấu trúc này có thể là phần còn lại của nền văn minh Mu ở Thái Bình Dương xuất hiện trong truyền thuyết. Theo đó, khu vực sinh sống của nền văn minh này đã bị đại dương "nuốt chửng". Giáo sư địa chất tại ĐH Tokyo Teruaki Ishii đưa ra nhận định, "kim tự tháp" này tồn tại từ cách đây 10.000 năm.
Một số khác cho rằng, đó là những cấu trúc đá kỳ lạ do con người làm ra chứ không phải kiệt tác của tự nhiên. Bởi lẽ, họ tìm thấy khá nhiều dấu vết của con người tác động lên kiến trúc.
Japan Times từng đăng tải bài viết về truyền thuyết đảo Yonaguni với nội dung: "Đây là vùng đất của các vị thần và được gọi là Nê-rơ-Kahn. Các vị thần cổ đại sống ở đó. Đây là nơi khởi nguồn của hạnh phúc và mang chúng đến thế giới loài người".
Tổ chức Văn hoá của chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền quận Okinawa vẫn chưa có kế hoach cụ thể để bảo tồn khu vực này. Du khách có thể tự do lặn biển và thăm thú cảnh quan "kim tự tháp" này.
Đã 27 năm trôi qua kể từ khi những khối đá dưới đáy biển Yonaguni được phát hiện, loài người vẫn chưa giải mã được bí ẩn về "kim tự tháp" lạ lùng này.
Một thợ lặn địa phương lần đầu phát hiện ra phế tích này ở dưới đáy biển Yonaguni vào năm 1986. Hòn đảo này nằm ở phía Tây Nhật Bản. Những khối đá rộng gần 183m, cao 27m, được cho là có từ năm 8000 trước công nguyên.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được "kim tự tháp" dưới nước này do nền văn minh nào tạo ra.
Nhà địa chất biển Masaaki Kimura làm việc tại ĐH Ryukyus cho hay, cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nằm dưới đáy biển ở độ sâu 25m.
Nhà địa chất Kimura đã tìm thấy những dấu vết mài xẻ trên đá, các ký tự thô sơ trên những khuôn mặt khắc và các mẩu đá được mài đẽo giống hình các con vật.
Một vài chuyên gia đưa ra giả thuyết, cấu trúc này có thể là phần còn lại của nền văn minh Mu ở Thái Bình Dương xuất hiện trong truyền thuyết. Theo đó, khu vực sinh sống của nền văn minh này đã bị đại dương "nuốt chửng".
Giáo sư địa chất tại ĐH Tokyo Teruaki Ishii đưa ra nhận định, "kim tự tháp" này tồn tại từ cách đây 10.000 năm.
Một số khác cho rằng, đó là những cấu trúc đá kỳ lạ do con người làm ra chứ không phải kiệt tác của tự nhiên. Bởi lẽ, họ tìm thấy khá nhiều dấu vết của con người tác động lên kiến trúc.
Japan Times từng đăng tải bài viết về truyền thuyết đảo Yonaguni với nội dung: "Đây là vùng đất của các vị thần và được gọi là Nê-rơ-Kahn. Các vị thần cổ đại sống ở đó. Đây là nơi khởi nguồn của hạnh phúc và mang chúng đến thế giới loài người".
Tổ chức Văn hoá của chính phủ Nhật Bản cũng như chính quyền quận Okinawa vẫn chưa có kế hoach cụ thể để bảo tồn khu vực này. Du khách có thể tự do lặn biển và thăm thú cảnh quan "kim tự tháp" này.
Đã 27 năm trôi qua kể từ khi những khối đá dưới đáy biển Yonaguni được phát hiện, loài người vẫn chưa giải mã được bí ẩn về "kim tự tháp" lạ lùng này.