Những thanh gươm quân Xiêm bỏ lại ở nước ta cuối thế kỷ 18, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Trong thời phong kiến, vương quốc Xiêm La đã có một số lần đem quân xâm chiếm đất Việt. Nổi tiếng nhất trong số đó là trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.Phần chuôi được chế tác tinh xảo của một thanh kiếm Xiêm. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút xảy ra trong bối cảnh Xiêm La lúc bấy giờ đang nuôi tham vọng mở rộng bờ cõi. Nhân cớ nhận được sự cầu viện của Nguyễn Phúc Ánh - lúc đó đang thất thế trước nghĩa quân Tây Sơn, vua Xiêm liền đồng ý.Chuôi thanh kiếm này được bọc đồng toàn bộ với các họa tiết dạng hoa lá. Vào đầu năm 1785, hàng vạn quân Xiêm La đã rầm rộ kéo sang nước ta, theo đường thủy tấn công căn cứ quân Tây Sơn ở Mỹ Tho bằng hàng trăm chiến thuyền lớn.Hình rồng vờn mây trên chuôi thanh kiếm quân Xiêm từng sử dụng ở nước ta. Trước sức tấn công của quân Xiêm, thủ lĩnh quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ liền cho thủy quân mai phục sẵn ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, còn bộ binh và pháo binh thì mai phục ở trên bờ.Chiếc chuôi "đẹp từng mm" của một thanh kiếm Xiêm. Ngày 20/1/1785, khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn bất ngờ tấn công, bộ binh và thủy quân xông ra tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch.Một con dao có chuôi ngà của binh lính Xiêm. Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm chỉ còn vài nghìn người sống sót, phải liều chết đánh phá mở đường về nước. Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng cũng tan rã, chạy tháo thân cùng đám tàn binh này.Con dao dài có vỏ và chuôi gỗ hình dáng khá "cổ quái" của Xiêm. Chính sử của nhà Nguyễn về sau phải thừa nhận: "... quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp".Bị đánh tơi bời, quân Xiêm cuống cuồng tháo chạy về nước và đã "đánh rơi" rất nhiều vũ khí trên đất Việt. Kẻ từ đó đến nay, nhiều vũ khí Xiêm được phát hiện trong tình trạng còn khá nguyên vẹn... Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Những thanh gươm quân Xiêm bỏ lại ở nước ta cuối thế kỷ 18, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Trong thời phong kiến, vương quốc Xiêm La đã có một số lần đem quân xâm chiếm đất Việt. Nổi tiếng nhất trong số đó là trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785.
Phần chuôi được chế tác tinh xảo của một thanh kiếm Xiêm. Trận Rạch Gầm - Xoài Mút xảy ra trong bối cảnh Xiêm La lúc bấy giờ đang nuôi tham vọng mở rộng bờ cõi. Nhân cớ nhận được sự cầu viện của Nguyễn Phúc Ánh - lúc đó đang thất thế trước nghĩa quân Tây Sơn, vua Xiêm liền đồng ý.
Chuôi thanh kiếm này được bọc đồng toàn bộ với các họa tiết dạng hoa lá. Vào đầu năm 1785, hàng vạn quân Xiêm La đã rầm rộ kéo sang nước ta, theo đường thủy tấn công căn cứ quân Tây Sơn ở Mỹ Tho bằng hàng trăm chiến thuyền lớn.
Hình rồng vờn mây trên chuôi thanh kiếm quân Xiêm từng sử dụng ở nước ta. Trước sức tấn công của quân Xiêm, thủ lĩnh quân Tây Sơn là Nguyễn Huệ liền cho thủy quân mai phục sẵn ở đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút, còn bộ binh và pháo binh thì mai phục ở trên bờ.
Chiếc chuôi "đẹp từng mm" của một thanh kiếm Xiêm. Ngày 20/1/1785, khi quân Xiêm lọt vào trận địa, pháo binh Tây Sơn bất ngờ tấn công, bộ binh và thủy quân xông ra tiêu diệt gần như toàn bộ quân địch.
Một con dao có chuôi ngà của binh lính Xiêm. Sau trận Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Xiêm chỉ còn vài nghìn người sống sót, phải liều chết đánh phá mở đường về nước. Chúa Nguyễn Ánh và đoàn tùy tùng cũng tan rã, chạy tháo thân cùng đám tàn binh này.
Con dao dài có vỏ và chuôi gỗ hình dáng khá "cổ quái" của Xiêm. Chính sử của nhà Nguyễn về sau phải thừa nhận: "... quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm – Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp".
Bị đánh tơi bời, quân Xiêm cuống cuồng tháo chạy về nước và đã "đánh rơi" rất nhiều vũ khí trên đất Việt. Kẻ từ đó đến nay, nhiều vũ khí Xiêm được phát hiện trong tình trạng còn khá nguyên vẹn...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.