Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố này. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1877 - 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic.Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 TP HCM, nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định, được xây dựng từ năm 1870 - 1876. Về tổng thể, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi
tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà là hai nhà thờ cổ có quy mô lớn và kiến trúc đẹp nhất tại Sài Gòn.Nhà thờ Huyện Sỹ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ - người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Công trình được xây dựng từ năm 1902 - 1905 theo phong cách kiến trúc Gothic, nằm tại vị trí góc đường Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ở quận 1 TP HCM ngày nay.Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) do ông Lê Phát An - con trai ông Huyện Sỹ - xây dựng từ năm 1921-1924. Việc lựa chọn phong cách Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây có kiến trúc khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam. Nguyên mẫu của công trình này là Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Italia.Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (còn có những tên khác là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhà thờ Kỳ Đồng) có địa chỉ tại số 38 Kỳ Đồng, quận 3 TP HCM. Công trình được xây trong thời thuộc địa nhưng nhà thờ không mang phong cách cổ điển thường gặp mà theo xu hướng cách tân với những đường nét giản dị và hài hòa.Nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, TP HCM, nhà thờ Chợ Quán được biết đến như thánh đường Công giáo cổ nhất của mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Cơ sở đầu tiên của nhà thờ hình thành vào những năm 1700, khi Họ đạo Chợ Quán thành lập. Trải qua nhiều lần xây mới, công trình nhà thờ hiện tại khánh thành vào năm 1896, mang phong cách kiến trúc Gothic.Tọa lạc tại số 25 đường Học Lạc, quận 5, TP HCM, nhà thờ Cha Tam (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê - Saint Francisco Xavier) là một nhà thờ cổ có kiến trúc lạ bậc nhất Sài Gòn với phong cách Gothique Châu Âu kết hợp với những yếu tố văn hóa đặc trưng của người Hoa. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1900 - 1902.Nhà thờ Ngã Sáu (nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc) nằm ở số 16A, đường Hùng Vương, quận 5 TP HCM, được xây dựng từ năm 1922 - 1928 theo phong cách kiến trúc Gothique. Dù không nổi tiếng bằng một số nhà thờ khác, nhà thờ Ngã Sáu vẫn là một
điểm đến thú vị cho những người thích khám phá kiến trúc cổ của Sài
Gòn.Tọa lạc ở số 149 đường Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, nhà thờ cổ Chí Hòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) được xây dựng vào năm 1890. Về tổng thể, nhà thờ Chí Hòa không có quy mô hoành tráng và trang trí cầu kỳ như một số nhà thờ khác của Sài Gòn thời thuộc địa. Những năm gần đây, nhà thờ này nổi tiếng với thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót, được cho là rất linh ứng.Trong khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse ở số 6 Tôn Đức Thắng, TP HCM có một nhà thờ cổ tuyệt đẹp mà sự hiện diện của nó không nhiều người biết đến. Đó là một ngôi nhà nguyện (nhà thờ dành cho một cộng đồng nhỏ, khép kín) được xây dựng từ năm 1867 với những họa tiết trang trí tinh tế.
Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận 1, nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức: Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) được coi là một biểu tượng của Sài Gòn và là địa điểm mà bất cứ du khách nào cũng ghé thăm khi đặt chân đến thành phố này. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1877 - 1880, mang phong cách kiến trúc Roman cải biên pha trộn nét phong cách kiến trúc Gothic.
Nằm tại số 289 Hai Bà Trưng, phường 8, Quận 3 TP HCM, nhà thờ Tân Định có tên chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tân Định, được xây dựng từ năm 1870 - 1876. Về tổng thể, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi
tiết trang trí lại mang ảnh hưởng phong cách Roman và Baroque. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà là hai nhà thờ cổ có quy mô lớn và kiến trúc đẹp nhất tại Sài Gòn.
Nhà thờ Huyện Sỹ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ - người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng đầu thế kỷ 20, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương. Công trình được xây dựng từ năm 1902 - 1905 theo phong cách kiến trúc Gothic, nằm tại vị trí góc đường Nguyễn Trãi - Tôn Thất Tùng ở quận 1 TP HCM ngày nay.
Tọa lạc tại số 53/7 Quang Trung, quận Gò Vấp, TP HCM, nhà thờ Hạnh Thông Tây (tên hiệu: Nhà thờ Thánh Giuse) do ông Lê Phát An - con trai ông Huyện Sỹ - xây dựng từ năm 1921-1924. Việc lựa chọn phong cách Byzantine khiến nhà thờ Hạnh Thông Tây có kiến trúc khác lạ so với đại đa số các nhà thờ cổ ở Việt Nam. Nguyên mẫu của công trình này là Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Italia.
Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (còn có những tên khác là Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhà thờ Kỳ Đồng) có địa chỉ tại số 38 Kỳ Đồng, quận 3 TP HCM. Công trình được xây trong thời thuộc địa nhưng nhà thờ không mang phong cách cổ điển thường gặp mà theo xu hướng cách tân với những đường nét giản dị và hài hòa.
Nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều cây xanh trên đường Trần Bình Trọng, quận 5, TP HCM, nhà thờ Chợ Quán được biết đến như thánh đường Công giáo cổ nhất của mảnh đất Sài Gòn - Chợ Lớn. Cơ sở đầu tiên của nhà thờ hình thành vào những năm 1700, khi Họ đạo Chợ Quán thành lập. Trải qua nhiều lần xây mới, công trình nhà thờ hiện tại khánh thành vào năm 1896, mang phong cách kiến trúc Gothic.
Tọa lạc tại số 25 đường Học Lạc, quận 5, TP HCM, nhà thờ Cha Tam (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê - Saint Francisco Xavier) là một nhà thờ cổ có kiến trúc lạ bậc nhất Sài Gòn với phong cách Gothique Châu Âu kết hợp với những yếu tố văn hóa đặc trưng của người Hoa. Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1900 - 1902.
Nhà thờ Ngã Sáu (nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc) nằm ở số 16A, đường Hùng Vương, quận 5 TP HCM, được xây dựng từ năm 1922 - 1928 theo phong cách kiến trúc Gothique. Dù không nổi tiếng bằng một số nhà thờ khác, nhà thờ Ngã Sáu vẫn là một
điểm đến thú vị cho những người thích khám phá kiến trúc cổ của Sài
Gòn.
Tọa lạc ở số 149 đường Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình, nhà thờ cổ Chí Hòa (nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) được xây dựng vào năm 1890. Về tổng thể, nhà thờ Chí Hòa không có quy mô hoành tráng và trang trí cầu kỳ như một số nhà thờ khác của Sài Gòn thời thuộc địa. Những năm gần đây, nhà thờ này nổi tiếng với thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót, được cho là rất linh ứng.
Trong khuôn viên Đại Chủng viện Thánh Giuse ở số 6 Tôn Đức Thắng, TP HCM có một nhà thờ cổ tuyệt đẹp mà sự hiện diện của nó không nhiều người biết đến. Đó là một ngôi nhà nguyện (nhà thờ dành cho một cộng đồng nhỏ, khép kín) được xây dựng từ năm 1867 với những họa tiết trang trí tinh tế.