Những ngôi nhà khoét sâu vào vách đá Bandiagra ở Mali đã được bộ tộc Dogon tiến hành xây dựng kể từ thế kỷ 15. Việc xây dựng khu định cư ở địa điểm này giúp người Dogon bảo vệ cộng đồng mình trước những kẻ xâm lược cũng như duy trì văn hóa truyền thống của mình trong hàng thế kỷ.
Hang Trời nằm gần dãy Himalaya ở Nepal là một vách đá chứa hơn 10.000 hang động nhân tạo, chia thành 8 tầng, có tuổi đời khoảng 8 thế kỷ. Hệ thống hang động này do người Mustang xây dựng, từng là một khu định cư nhộn nhịp trên tuyến đường thương mại giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Không ai biết công trình kỳ vĩ này đã được người xưa xây dựng như thế nào. Kỵ sĩ Madara là tên một tác phẩm điêu khắc trên đá ở độ cao 23m trên sườn núi phía Tây Bắc cao nguyên Madara của Bulgaria. Tác phẩm miêu tả người kỵ sĩ huyền thoại Khan Tervel đang cưỡi trên con tuấn mã, theo sau là chú chó của ông. Kỵ sĩ Madara có niên đại từ thế kỷ thứ 8, khi Bulgaria nằm dưới sự kiểm soát của đế chế Byzantine. Ngày nay tác phẩm đã trở thành biểu tượng quốc gia quan trọng của đất nước Đông Nam châu Âu này.
Được xây dựng bên một vách đá cao 123m và tận dụng khoảng không gian của một hang động tự nhiên, lâu đài Predjama ở Slovenia gần như là một công trình bất khả xâm phạm. Từ lâu đài còn có một hệ thống ăn vào lòng núi, có thể được sử dụng làm nơi trú ẩn hoặc kho tích trữ lương thực. Phần lớn các hạng mục của tòa lâu đài này được hoàn thành vào thế kỷ 15.
Ngôi làng Monterosso al Mare của Italia nổi tiếng với bức tượng thần Neptune cao 14m, được đắp trên một vách đá nhô ra biển. Nhà điêu khắc Arrigo Minerbi đã dùng đến 1.700 tấn vật liệu, gồm sắt thép và bê tông để thực hiện tác phẩm này vào năm 1910. Đáng tiếc rằng bức tượng đã bị mất hai cánh tay cùng chiếc đinh ba sau các cuộc chiến tranh thế giới. Thời tiết khắc nghiệt cũng làm bức tượng trở nên xuống cấp nghiêm trọng.
Hang động Mạch Tích Sơn là quần thể hang được đục vào núi đá cao hơn 150m ở Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Cùng với hang động, những bức tượng Phật khổng lồ đã được tác vào vách núi cùng hơn 7.200 tác phẩm điêu khắc và hơn 1.000 mét vuông các bức tranh Phật giáo được bài trí trên toàn bộ công trình. Điều đó khiến hang động Mạch Tích Sơn trở thành di sản vô giá về Phật giáo Trung Hoa.
Nhà nguyện Thánh Michael của Needle được xây dựng từ năm 962 và mỏ rộng tròn nhiều năm sau đó trên đỉnh của một phiến đá núi lửa cao 85m ở Aiguilhe, Pháp. Ngày nay, công trình kiến trúc này trở thành một danh thắng nối tiếng của Pháp. Để lên được nhà nguyện, du khách sẽ phải leo bộ qua 268 bậc thang.
Cho đến tận những năm 1970, thế giới bên ngoài không biết gì về Guoliang, một ngôi làng biệt lập ở vùng núi Taihang của Trung Quốc. Ngôi làng chỉ có vài trăm cư dân, và lối vào duy nhất là qua một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vực thẳm. Trong những năm sau đó, con đường được mở rộng khiến ô tô có thể đi lại, và đường hầm Guoliang trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Người Yemen đã xây dựng rất nhiều khu định cư trên vách đá, và Al-Hajjarah nổi tiếng nhất trong số những công trình này. Nơi đây có hàng chục nóc nhà được tạc vào vách đá, nhiều nhà trong số đó có tuổi đời hàng thế kỷ. Các sử liệu cho thấy Al-Hajjarah được xây dựng từ thế kỷ 11 dưới thời đế chế Ottoman. Tiêu tốn một nguồn nhân lực, vật lực khổng lồ, đây thực sự là một pháo đài bất khả xâm phạm.
“Nghĩa địa treo” ở Tứ Xuyên, Trung Quốc là nơi hàng chục cỗ quan tài được xếp trên vách núi dựng đứng thông qua những dầm gỗ đóng vào sườn núi. Quan tài có độ cao thấp nhất là 10m và cao nhất lên đến 130m. Chủ nhân của những quan tài này là sắc tộc Bo, vốn cai trị khu vực này trước khi bị quân Minh tiêu diệt vào thế kỷ 17. Không ai biết người Bo đã dùng phương pháp nào để đưa những chiếc quan tài nặng 200kg lên vách núi cheo leo như vậy.
Những ngôi nhà khoét sâu vào vách đá Bandiagra ở Mali đã được bộ tộc Dogon tiến hành xây dựng kể từ thế kỷ 15. Việc xây dựng khu định cư ở địa điểm này giúp người Dogon bảo vệ cộng đồng mình trước những kẻ xâm lược cũng như duy trì văn hóa truyền thống của mình trong hàng thế kỷ.
Hang Trời nằm gần dãy Himalaya ở Nepal là một vách đá chứa hơn 10.000 hang động nhân tạo, chia thành 8 tầng, có tuổi đời khoảng 8 thế kỷ. Hệ thống hang động này do người Mustang xây dựng, từng là một khu định cư nhộn nhịp trên tuyến đường thương mại giữa Tây Tạng và Ấn Độ. Không ai biết công trình kỳ vĩ này đã được người xưa xây dựng như thế nào.
Kỵ sĩ Madara là tên một tác phẩm điêu khắc trên đá ở độ cao 23m trên sườn núi phía Tây Bắc cao nguyên Madara của Bulgaria. Tác phẩm miêu tả người kỵ sĩ huyền thoại Khan Tervel đang cưỡi trên con tuấn mã, theo sau là chú chó của ông. Kỵ sĩ Madara có niên đại từ thế kỷ thứ 8, khi Bulgaria nằm dưới sự kiểm soát của đế chế Byzantine. Ngày nay tác phẩm đã trở thành biểu tượng quốc gia quan trọng của đất nước Đông Nam châu Âu này.
Được xây dựng bên một vách đá cao 123m và tận dụng khoảng không gian của một hang động tự nhiên, lâu đài Predjama ở Slovenia gần như là một công trình bất khả xâm phạm. Từ lâu đài còn có một hệ thống ăn vào lòng núi, có thể được sử dụng làm nơi trú ẩn hoặc kho tích trữ lương thực. Phần lớn các hạng mục của tòa lâu đài này được hoàn thành vào thế kỷ 15.
Ngôi làng Monterosso al Mare của Italia nổi tiếng với bức tượng thần Neptune cao 14m, được đắp trên một vách đá nhô ra biển. Nhà điêu khắc Arrigo Minerbi đã dùng đến 1.700 tấn vật liệu, gồm sắt thép và bê tông để thực hiện tác phẩm này vào năm 1910. Đáng tiếc rằng bức tượng đã bị mất hai cánh tay cùng chiếc đinh ba sau các cuộc chiến tranh thế giới. Thời tiết khắc nghiệt cũng làm bức tượng trở nên xuống cấp nghiêm trọng.
Hang động Mạch Tích Sơn là quần thể hang được đục vào núi đá cao hơn 150m ở Cam Túc, miền Tây Bắc Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Cùng với hang động, những bức tượng Phật khổng lồ đã được tác vào vách núi cùng hơn 7.200 tác phẩm điêu khắc và hơn 1.000 mét vuông các bức tranh Phật giáo được bài trí trên toàn bộ công trình. Điều đó khiến hang động Mạch Tích Sơn trở thành di sản vô giá về Phật giáo Trung Hoa.
Nhà nguyện Thánh Michael của Needle được xây dựng từ năm 962 và mỏ rộng tròn nhiều năm sau đó trên đỉnh của một phiến đá núi lửa cao 85m ở Aiguilhe, Pháp. Ngày nay, công trình kiến trúc này trở thành một danh thắng nối tiếng của Pháp. Để lên được nhà nguyện, du khách sẽ phải leo bộ qua 268 bậc thang.
Cho đến tận những năm 1970, thế giới bên ngoài không biết gì về Guoliang, một ngôi làng biệt lập ở vùng núi Taihang của Trung Quốc. Ngôi làng chỉ có vài trăm cư dân, và lối vào duy nhất là qua một con đường chật hẹp và trơn trượt bên vực thẳm. Trong những năm sau đó, con đường được mở rộng khiến ô tô có thể đi lại, và đường hầm Guoliang trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Người Yemen đã xây dựng rất nhiều khu định cư trên vách đá, và Al-Hajjarah nổi tiếng nhất trong số những công trình này. Nơi đây có hàng chục nóc nhà được tạc vào vách đá, nhiều nhà trong số đó có tuổi đời hàng thế kỷ. Các sử liệu cho thấy Al-Hajjarah được xây dựng từ thế kỷ 11 dưới thời đế chế Ottoman. Tiêu tốn một nguồn nhân lực, vật lực khổng lồ, đây thực sự là một pháo đài bất khả xâm phạm.
“Nghĩa địa treo” ở Tứ Xuyên, Trung Quốc là nơi hàng chục cỗ quan tài được xếp trên vách núi dựng đứng thông qua những dầm gỗ đóng vào sườn núi. Quan tài có độ cao thấp nhất là 10m và cao nhất lên đến 130m. Chủ nhân của những quan tài này là sắc tộc Bo, vốn cai trị khu vực này trước khi bị quân Minh tiêu diệt vào thế kỷ 17. Không ai biết người Bo đã dùng phương pháp nào để đưa những chiếc quan tài nặng 200kg lên vách núi cheo leo như vậy.