Chuyên gia mai mối Yoko Itamoto cho rằng, khó khăn kinh tế khiến nhiều thanh niên Nhật khó tìm việc làm toàn thời gian, từ đó khiến họ mất tự tin để yêu đương. So sánh số liệu quốc tế cho thấy, người Nhật Bản ân ái ít hơn nhiều so với người dân các nước phát triển khác. Một cuộc khảo sát năm 2010 cho thấy, 68% đàn ông còn trinh ở Nhật trong độ tuổi 18-19.Hồi năm 2012, tờ La Croix của Pháp cho biết, do kinh tế khó khăn, nhiều nam giới ở Nhật Bản dù muốn cũng không dám cưới vợ. Thực trạng này đang khiến cho tỷ lệ người độc thân ở Nhật tăng vọt, tỷ lệ sinh sản suy yếu hơn và dân số thì ngày càng già nua.Dẫn số liệu của Chính phủ Nhật Bản, La Croix cho biết, có tới 20% nam giới và 10% nữ giới hiện đã 50 tuổi mà vẫn chưa kết hôn lần nào. Trong khi, vào năm 1990, con số này chỉ là 6% ở nam giới và 5% ở nữ. Đáng chú ý, nhiều người không thể lấy vợ dù muốn, do thiếu đảm bảo kinh tế.Theo La Croix, tình trạng này là hậu quả của hiện tượng bong bóng đầu cơ ở Nhật vào những năm 1990 và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài sau đó. Một chuyên gia cho biết, "nhiều thanh niên bị cắt hợp đồng làm việc dài hạn. Do đó, nhiều người cho rằng, lập gia đình là quá mạo hiểm".Một lý do khác cũng làm tăng xu hướng này là bởi xã hội Nhật hiện vẫn còn quan niệm "đàn ông kiếm tiền, đàn bà nội trợ". Nhiều phụ nữ mong muốn tìm được một tấm chồng có việc làm ổn định và thu nhập khá để đảm bảo đời sống vật chất cho cả gia đình.Theo điều tra mới đây của Chính phủ Nhật, trong 10 năm qua, phụ nữ ở độ tuổi 25-29 không lấy chồng tăng từ 40% lên 54%. Phụ nữ ở độ tuổi 30-34 tăng từ 14% lên 27%. Ngoài ra, nhiều phụ nữ Nhật cũng nêu lý do chính duy nhất không muốn lấy chồng là cánh đàn ông thường bắt vợ hy sinh sự nghiệp, ở nhà trông nom công việc gia đình, nuôi dạy con cái để chồng thăng quan tiến chức.Mặt khác, chuyên gia dân số tại Nhật cũng cho hay, một trong những nguyên nhân khiến nam giới Nhật Bản kết hôn muộn là do nữ giới phải chịu mức sống thấp hơn nếu như họ lấy chồng. Trung bình họ bị mất 2/3 chi tiêu cho cá nhân và còn phải làm việc nhà. Khoảng cách giữa trước và sau kết hôn chênh lệch nhau ngày càng lớn.
Chuyên gia mai mối Yoko Itamoto cho rằng, khó khăn kinh tế khiến nhiều thanh niên Nhật khó tìm việc làm toàn thời gian, từ đó khiến họ mất tự tin để yêu đương. So sánh số liệu quốc tế cho thấy, người Nhật Bản ân ái ít hơn nhiều so với người dân các nước phát triển khác. Một cuộc khảo sát năm 2010 cho thấy, 68% đàn ông còn trinh ở Nhật trong độ tuổi 18-19.
Hồi năm 2012, tờ La Croix của Pháp cho biết, do kinh tế khó khăn, nhiều nam giới ở Nhật Bản dù muốn cũng không dám cưới vợ. Thực trạng này đang khiến cho tỷ lệ người độc thân ở Nhật tăng vọt, tỷ lệ sinh sản suy yếu hơn và dân số thì ngày càng già nua.
Dẫn số liệu của Chính phủ Nhật Bản, La Croix cho biết, có tới 20% nam giới và 10% nữ giới hiện đã 50 tuổi mà vẫn chưa kết hôn lần nào. Trong khi, vào năm 1990, con số này chỉ là 6% ở nam giới và 5% ở nữ. Đáng chú ý, nhiều người không thể lấy vợ dù muốn, do thiếu đảm bảo kinh tế.
Theo La Croix, tình trạng này là hậu quả của hiện tượng bong bóng đầu cơ ở Nhật vào những năm 1990 và cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài sau đó. Một chuyên gia cho biết, "nhiều thanh niên bị cắt hợp đồng làm việc dài hạn. Do đó, nhiều người cho rằng, lập gia đình là quá mạo hiểm".
Một lý do khác cũng làm tăng xu hướng này là bởi xã hội Nhật hiện vẫn còn quan niệm "đàn ông kiếm tiền, đàn bà nội trợ". Nhiều phụ nữ mong muốn tìm được một tấm chồng có việc làm ổn định và thu nhập khá để đảm bảo đời sống vật chất cho cả gia đình.
Theo điều tra mới đây của Chính phủ Nhật, trong 10 năm qua, phụ nữ ở độ tuổi 25-29 không lấy chồng tăng từ 40% lên 54%. Phụ nữ ở độ tuổi 30-34 tăng từ 14% lên 27%. Ngoài ra, nhiều phụ nữ Nhật cũng nêu lý do chính duy nhất không muốn lấy chồng là cánh đàn ông thường bắt vợ hy sinh sự nghiệp, ở nhà trông nom công việc gia đình, nuôi dạy con cái để chồng thăng quan tiến chức.
Mặt khác, chuyên gia dân số tại Nhật cũng cho hay, một trong những nguyên nhân khiến nam giới Nhật Bản kết hôn muộn là do nữ giới phải chịu mức sống thấp hơn nếu như họ lấy chồng. Trung bình họ bị mất 2/3 chi tiêu cho cá nhân và còn phải làm việc nhà. Khoảng cách giữa trước và sau kết hôn chênh lệch nhau ngày càng lớn.