Đau bụng dưới: thông thường sau khi đặt vòng tránh thai có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.Ra huyết âm đạo kéo dài: bình thường đặt vòng tránh thai sau 5-7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần , siêu âm vòng đúng vị trí, ta có thể phối hợp theo thuốc cầm máu như:transamin, adona…có thể phối hợp thêm viên tránh thai trong vòng 2-3 chu kì đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn. Sau 2 tuần tình trạng ra huyết nhiều nên tháo vòng và áp dụng phương pháp ngừa thai khác. Viêm nhiễm đường sinh dục: sau khi đặt có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng. Kinh nguyệt khác thường. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15-20 %, đây thường là nguyên nhân phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai. Thủng tử cung. Thủng tử cung là tai biến rất hiếm gặp (1,2/1000 lần đặt). Phát hiện ngay lúc đặt thì lấy dụng cụ tử cung ra và điều trị bảo tồn. Dụng cụ tử cung chui vào trong ổ bụng có thể ngay lúc đặt hay chui dần dần vào trong thời gian sau này. Phát hiện được nhờ siêu âm và phải nội soi để lấy vòng ra.Những phản ứng tổng hợp ở tâm não khi đặt vòng tránh thai. Có một số rất ít phụ nữ, trong khi đặt vòng tránh thai, do tinh thần căng thẳng hoặc kích thích ở chỗ đặt vòng quá mạnh, có thể xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não, có biểu hiện là sắc mặt tái xanh, đầu váng, ngực tức, buồn nôn, nôn mửa,...và hàng loạt những biểu hiện có tính hưng phấn của thần kinh mê tẩu lên quá cao. Người bị nghiêm trọng có thể phát sinh rối loạn khí huyết dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể gây lên co giật. Phản ứng tổng hợp này trên lâm sàng tuy rất ít phát sinh, nhưng cũng không thể xem thường được. Nói chung khi đó chỉ cần tiêm chậm vào tĩnh mạch 0.5 mg thuốc Atropin, sau 5 phút là có thể chuyển biến tốt, nếu quan sát trong 1 giờ chưa thấy có chuyển biến tốt thì cần phải lấy vòng tránh thai ra. Khi gặp các trường hợp trên, chị em cần được tái khám ngay để bác sĩ kiểm tra lại vòng. Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi: chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu. Những trường hợp tháo vòng khác: muốn có thai lại, áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung Để tránh những trường hợp không mong muốn trên, bạn nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Trong tuần đầu tiên cần được nghỉ ngơi tại giường để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang thường xuyên, và không nên mang vác nặng. Thời gian tái khám lại trong vòng 2-4 tuần. Bằng cách cho siêu âm để kiểm tra vòng, xác định vị trí trong lòng tử cung. Đồng thời có sự tái khám vòng sau 3-6 tháng để hạn chế những biến chứng ngoài ý muốn.
Đau bụng dưới: thông thường sau khi đặt vòng tránh thai có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.
Ra huyết âm đạo kéo dài: bình thường đặt vòng tránh thai sau 5-7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần , siêu âm vòng đúng vị trí, ta có thể phối hợp theo thuốc cầm máu như:transamin, adona…có thể phối hợp thêm viên tránh thai trong vòng 2-3 chu kì đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn. Sau 2 tuần tình trạng ra huyết nhiều nên tháo vòng và áp dụng phương pháp ngừa thai khác.
Viêm nhiễm đường sinh dục: sau khi đặt có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng.
Kinh nguyệt khác thường. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Tỷ lệ phát sinh của nó khoảng 15-20 %, đây thường là nguyên nhân phải chấm dứt việc sử dụng vòng tránh thai.
Thủng tử cung. Thủng tử cung là tai biến rất hiếm gặp (1,2/1000 lần đặt). Phát hiện ngay lúc đặt thì lấy dụng cụ tử cung ra và điều trị bảo tồn. Dụng cụ tử cung chui vào trong ổ bụng có thể ngay lúc đặt hay chui dần dần vào trong thời gian sau này. Phát hiện được nhờ siêu âm và phải nội soi để lấy vòng ra.
Những phản ứng tổng hợp ở tâm não khi đặt vòng tránh thai. Có một số rất ít phụ nữ, trong khi đặt vòng tránh thai, do tinh thần căng thẳng hoặc kích thích ở chỗ đặt vòng quá mạnh, có thể xuất hiện phản ứng tổng hợp ở tâm não, có biểu hiện là sắc mặt tái xanh, đầu váng, ngực tức, buồn nôn, nôn mửa,...và hàng loạt những biểu hiện có tính hưng phấn của thần kinh mê tẩu lên quá cao.
Người bị nghiêm trọng có thể phát sinh rối loạn khí huyết dẫn đến hôn mê, thậm chí có thể gây lên co giật. Phản ứng tổng hợp này trên lâm sàng tuy rất ít phát sinh, nhưng cũng không thể xem thường được. Nói chung khi đó chỉ cần tiêm chậm vào tĩnh mạch 0.5 mg thuốc Atropin, sau 5 phút là có thể chuyển biến tốt, nếu quan sát trong 1 giờ chưa thấy có chuyển biến tốt thì cần phải lấy vòng tránh thai ra.
Khi gặp các trường hợp trên, chị em cần được tái khám ngay để bác sĩ kiểm tra lại vòng. Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi: chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu. Những trường hợp tháo vòng khác: muốn có thai lại, áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung
Để tránh những trường hợp không mong muốn trên, bạn nên tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Trong tuần đầu tiên cần được nghỉ ngơi tại giường để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang thường xuyên, và không nên mang vác nặng.
Thời gian tái khám lại trong vòng 2-4 tuần. Bằng cách cho siêu âm để kiểm tra vòng, xác định vị trí trong lòng tử cung. Đồng thời có sự tái khám vòng sau 3-6 tháng để hạn chế những biến chứng ngoài ý muốn.