Trà xanh. Trà xanh chứa nhiều saponin tritepene, catechin và flavonoid,chẳng hạn như quercetin và theaflavine. điểm chung của các loại chất này là khả năng phát huy tác dụng duọc lý bao gồm cả tác dụng chống vi khuẩn.Tỏi. Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự sinh sản của nấm candida. Do vậy, nếu ăn tỏi hàng ngày, bạn có thể yên tâm hơn vì tỏi sẽ ức chế sự tăng trưởng của nấm cadiada trong âm đạo, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị viêm âm đạo. Các sản phẩm làm từ đậu nành. Khi cơ thể bị thiếu estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chức năng tình dục và chức năng hoạt động của tim. Duy trì đủ lượng estrogen cần thiết cho cơ thể là cách tốt nhất để cơ quan sinh sản hoạt động và thực hiện tốt chức năng của nó, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng rất lớn trong việc bổ sung estrogen cho cơ thể. Thực phẩm giàu axit folic. Các có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm như rau chân vịt, cá, gan động vật, nấm và các loại hoa quả...Nếu cơ thể thiếu axit folic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ axit folic trong cuộc sống hàng ngày của bạn.Chuối. Trong chuối có chứa rất nhiều vitamin B6, kali nên có tác dụng trong việc ổn định tâm trạng, giảm các cơn đau bụng và rắc rối trong thời kì kinh nguyệt. Từ đó cũng giúp bạn giữ được sự ổn định trong hệ thống sinh sản, tránh các bệnh phụ khoa liên quan đến kinh nguyệt gây ra như lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo... Sữa nóng. Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt. Thực phẩm chứa nhiều sắt. Các loại thực phẩm chứa sắt sẽ có tác dụng bổ sung và cải thiện tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu dài có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Mà trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi đồng nghĩa với việc giảm lượng sắt trong cơ thể. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật và rau chân vịt để bổ sung sắt.Rau và trái cây có vỏ màu đỏ. Các loại thực phẩm này có tác dụng kiềm chế sự tăng trưởng của các khối u, từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra, ăn các loại rau, quả có vỏ màu đỏ như táo, ớt... có hiệu quả trong việc làm giảm các phản ứng để tạo estrogen trong cơ thể, tăng cường khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn nên ăn các loại thực phẩm này thường xuyên. Ngũ cốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Trà xanh. Trà xanh chứa nhiều saponin tritepene, catechin và flavonoid,chẳng hạn như quercetin và theaflavine. điểm chung của các loại chất này là khả năng phát huy tác dụng duọc lý bao gồm cả tác dụng chống vi khuẩn.
Tỏi. Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự sinh sản của nấm candida. Do vậy, nếu ăn tỏi hàng ngày, bạn có thể yên tâm hơn vì tỏi sẽ ức chế sự tăng trưởng của nấm cadiada trong âm đạo, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị viêm âm đạo.
Các sản phẩm làm từ đậu nành. Khi cơ thể bị thiếu estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chức năng tình dục và chức năng hoạt động của tim. Duy trì đủ lượng estrogen cần thiết cho cơ thể là cách tốt nhất để cơ quan sinh sản hoạt động và thực hiện tốt chức năng của nó, giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Các sản phẩm từ đậu nành có tác dụng rất lớn trong việc bổ sung estrogen cho cơ thể.
Thực phẩm giàu axit folic. Các có thể bổ sung axit folic từ các loại thực phẩm như rau chân vịt, cá, gan động vật, nấm và các loại hoa quả...Nếu cơ thể thiếu axit folic có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung đầy đủ axit folic trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Chuối. Trong chuối có chứa rất nhiều vitamin B6, kali nên có tác dụng trong việc ổn định tâm trạng, giảm các cơn đau bụng và rắc rối trong thời kì kinh nguyệt. Từ đó cũng giúp bạn giữ được sự ổn định trong hệ thống sinh sản, tránh các bệnh phụ khoa liên quan đến kinh nguyệt gây ra như lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo...
Sữa nóng. Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt.
Thực phẩm chứa nhiều sắt. Các loại thực phẩm chứa sắt sẽ có tác dụng bổ sung và cải thiện tình trạng thiếu máu. Tình trạng thiếu máu lâu dài có thể làm giảm chức năng của buồng trứng và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất. Mà trong kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi đồng nghĩa với việc giảm lượng sắt trong cơ thể. Do đó, bạn phải thường xuyên ăn các loại thực phẩm như gan động vật và rau chân vịt để bổ sung sắt.
Rau và trái cây có vỏ màu đỏ. Các loại thực phẩm này có tác dụng kiềm chế sự tăng trưởng của các khối u, từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra, ăn các loại rau, quả có vỏ màu đỏ như táo, ớt... có hiệu quả trong việc làm giảm các phản ứng để tạo estrogen trong cơ thể, tăng cường khả năng sinh sản. Vì vậy, bạn nên ăn các loại thực phẩm này thường xuyên.
Ngũ cốc. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.
Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.