Nhà máy sản xuất gia công quần áo làm bằng gạch hàng trăm tuổi này tọa lạc trên phố Varet Street, thành phố New York (Mỹ) với hơn 100 nhân viên.
Trước đó, thành phố từng là trung tâm sản xuất đồ may mặc với hơn 3.000 nhà máy. Tuy nhiên, trong những năm 1970, lực lượng lao động giá rẻ du nhập với tốc độ nhanh chóng buộc các công ty Mỹ phải chuyển sang sản xuất những mặt hàng rẻ để tiếp tục đứng vững trên thị trường.
Ngày nay, khoảng 97,5% hàng may mặc bán tại Mỹ đều nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, Martin Greenfield Clothiers là trường hợp ngoại lệ. Đây là một công ty phát triển mạnh dựa trên những phương pháp sản xuất truyền thống chứ không dựa vào máy móc.
Ông Martin, chủ sở hữu, đồng thời cũng là người làm việc cho nhà máy từ năm 1947.
Tod Greenfield (bên phải), đồng sở hữu nhà máy sản xuất, cho biết, hơn 100 nhân viên sẽ thực hiện may đo một bộ đồ từ thời điểm nó chỉ là một đống vải đến khi thành một bộ quần áo hoàn chỉnh. Mỗi người sẽ thực hiện một công đoạn khác nhau.
Tùy theo nhu cầu đặc biệt của các khách hàng về size, chất liệu…. các công nhân tại nhà máy sẽ may đo theo những phương pháp riêng biệt.
Martin Greenfield Clothiers có thể sản xuất các loại quần áo đa dạng bởi vì họ không phải lập trình các thiết bị, máy móc để sản xuất những bộ đồ phong cách khác nhau.
Với những bộ đồ chất lượng tốt, khách hàng sẽ phải trả số tiền lên tới 2.500 USD/bộ. Nhà máy đã cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất bằng cách không mua quảng cáo.
Mặc dù đã 86 tuổi nhưng ông Martin vẫn đến làm việc 6 ngày một tuần và tự tay kiểm tra các công đoạn sản xuất. "Tôi yêu công việc này. Nhà máy như gia đình thứ 2 của tôi”, ông nói.
“10 năm trước, không ai biết nguồn gốc cũng như cách thức để làm ra một bộ quần áo. Ngày nay, họ chỉ việc đến nhà máy, đưa ra yêu cầu và chúng tôi sẽ đảm bảo mang lại những bộ quần áo đẹp nhất cho họ”, ông Tod chia sẻ.
Những cống hiến của ông Martin đã gây được sự chú ý của 5 vị tổng thống Mỹ và nhiều nhân vật nổi tiếng khác như diễn viên Paul Newman, James Spader, ông hoàng nhạc pop Michael Jackson…
Nhà máy sản xuất gia công quần áo làm bằng gạch hàng trăm tuổi này tọa lạc trên phố Varet Street, thành phố New York (Mỹ) với hơn 100 nhân viên.
Trước đó, thành phố từng là trung tâm sản xuất đồ may mặc với hơn 3.000 nhà máy. Tuy nhiên, trong những năm 1970, lực lượng lao động giá rẻ du nhập với tốc độ nhanh chóng buộc các công ty Mỹ phải chuyển sang sản xuất những mặt hàng rẻ để tiếp tục đứng vững trên thị trường.
Ngày nay, khoảng 97,5% hàng may mặc bán tại Mỹ đều nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, Martin Greenfield Clothiers là trường hợp ngoại lệ. Đây là một công ty phát triển mạnh dựa trên những phương pháp sản xuất truyền thống chứ không dựa vào máy móc.
Ông Martin, chủ sở hữu, đồng thời cũng là người làm việc cho nhà máy từ năm 1947.
Tod Greenfield (bên phải), đồng sở hữu nhà máy sản xuất, cho biết, hơn 100 nhân viên sẽ thực hiện may đo một bộ đồ từ thời điểm nó chỉ là một đống vải đến khi thành một bộ quần áo hoàn chỉnh. Mỗi người sẽ thực hiện một công đoạn khác nhau.
Tùy theo nhu cầu đặc biệt của các khách hàng về size, chất liệu…. các công nhân tại nhà máy sẽ may đo theo những phương pháp riêng biệt.
Martin Greenfield Clothiers có thể sản xuất các loại quần áo đa dạng bởi vì họ không phải lập trình các thiết bị, máy móc để sản xuất những bộ đồ phong cách khác nhau.
Với những bộ đồ chất lượng tốt, khách hàng sẽ phải trả số tiền lên tới 2.500 USD/bộ. Nhà máy đã cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất bằng cách không mua quảng cáo.
Mặc dù đã 86 tuổi nhưng ông Martin vẫn đến làm việc 6 ngày một tuần và tự tay kiểm tra các công đoạn sản xuất. "Tôi yêu công việc này. Nhà máy như gia đình thứ 2 của tôi”, ông nói.
“10 năm trước, không ai biết nguồn gốc cũng như cách thức để làm ra một bộ quần áo. Ngày nay, họ chỉ việc đến nhà máy, đưa ra yêu cầu và chúng tôi sẽ đảm bảo mang lại những bộ quần áo đẹp nhất cho họ”, ông Tod chia sẻ.
Những cống hiến của ông Martin đã gây được sự chú ý của 5 vị tổng thống Mỹ và nhiều nhân vật nổi tiếng khác như diễn viên Paul Newman, James Spader, ông hoàng nhạc pop Michael Jackson…