Mới đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức vừa tổ chức đoàn các nhà đầu tư tham quan các Dự án cao su, cọ dầu, mía đường của công ty này ở Lào. Hiện tại, bầu Đức đang có 48.800 ha cao su và cọ dầu tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Riêng tại Attapeu (Lào), diện tích cao su của bầu Đức lên đến 25.000 ha, trong đó 4.000 ha đã bắt đầu khai thác. Bầu Đức bắt đầu đầu tư cây cao su ở Attapeu từ năm 2008, trong khi bất động sản còn nóng hổi. Tính bình quân 1 ha cao su khoảng 500 cây, cạo mủ theo công thức 3D (3 ngày cạo một nhát), năng suất cao su Hoàng Anh Attapeu đạt 3 tấn/ha. Hiện nay giá cao su khoảng 2.500 - 3.000 USD/tấn, sau 5 năm nữa khi 25.000 ha cao su ở Lào được khai thác hết thì lợi nhuận mà bầu Đức thu lại là con số khổng lồ. Việc đầu tư cây cao su ở Lào không phải quá tốn kém. Cứ 1 ha cao su thì chi phí bỏ ra khoảng 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp chiếm 1.000 USD. Việc đầu tư hiện đại và bài bản của bầu Đức đã tạo nên những rừng cao su bạt ngàn mà nhiều người ví von "chạy xe ô tô mất một buổi vẫn chưa hết các nông trường cao su". Ảnh: Cao su đen của nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu. Ngoài cao su, ở Lào, bầu Đức còn đem 100 triệu USD xây dựng cụm công nghiệp mía đường Attapeu. Trong năm 2012, HAGL đã trồng được 5.530 ha mía, đồng thời xây dựng xong nhà máy sản xuất mía đường với công suất 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía với công suất 30 MW. Năm 2013, HAGL trồng thêm 4.470 ha mía và xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm. Với hơn 10.000 ha mía, dự kiến hàng năm sản lượng đường thành phẩm sẽ đạt trên 100.000 tấn. Theo báo cáo tình hình kinh doanh mới nhất mảng mía đường đóng góp đến 64,4% cho HAGL. Ảnh: Nhà máy sản xuất đường của HAGL tại Cụm công nghiệp Mía đường Attapeu.
Theo kế hoạch của HAGL năm 2013, tập đoàn này sẽ phấn đầu đạt sản lượng 411.440 tấn mía và 45.715 tấn đường, năm 2014 con số tăng lên 1.056 triệu tấn mía cùng với đó 117.440 tấn đường. Kế hoạch năm 2015 HAGL ước đạt 1.192 triệu tấn mía hơn 132.444 tấn đường. Ảnh: Nông trường mía của HAGL tại Lào.
Tại Lào, bầu Đức còn đầu tư lớn vào cây cọ dầu. Cây này được trồng tại đây từ năm 2012 với khoảng 4.000 ha cọ dầu giống nhập từ Malaysia. Mỗi ha cọ dầu, bầu Đức phải bỏ ra khoảng 3.500 USD, đồng thời xây dựng một nhà máy chế biến với tổng vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD. Ngoài nông nghiệp, bầu Đức còn đầu tư vào các dự án thủy điện tại đất nước triệu voi. Các dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD. Theo kế hoạch, Dự án thủy điện Nậm Kông 2 tại Lào sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.Về khoáng sản, bầu Đức sở hữu một mỏ đồng tại Xê Kông và một mỏ sắt tại huyện Đắc Chưng tỉnh Xê Kông, giá trị đầu tư khoảng 70 triệu USD. Ảnh: Một dự án khai thác quặng tại Lào của bầu Đức. Ngoài ra, dự án 2 sân bay tại tỉnh Attapeu và tỉnh Hủa Phăn cũng có giá trị khoảng 60 triệu USD.Bên cạnh đó, để phục vụ cho các dự án nói trên, HAGL đã đầu tư 35 triệu USD không hoàn lại cho các dự án bệnh viện, hạ tầng giao thông, nhà ở tặng cho 2 tỉnh Attapeu và Xê Kông của Lào. Ngày 22/11 vừa qua, HAGL khai trương và đưa vào khai thác Khách sạn Hoàng Anh Attapeu, 4 sao, 100 phòng tại thị xã Attapeu. Tổng số tiền mà bầu Đức đầu tư tại Lào lên đã lên đến 1 tỷ USD. Với những gì bầu Đức cùng tập đoàn HAGL đã và đang làm đã đổi thay bộ mặt của tỉnh Attapeu nói riêng và đất nước Lào nói chung.
Mới đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức vừa tổ chức đoàn các nhà đầu tư tham quan các Dự án cao su, cọ dầu, mía đường của công ty này ở Lào. Hiện tại, bầu Đức đang có 48.800 ha cao su và cọ dầu tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Riêng tại Attapeu (Lào), diện tích cao su của bầu Đức lên đến 25.000 ha, trong đó 4.000 ha đã bắt đầu khai thác.
Bầu Đức bắt đầu đầu tư cây cao su ở Attapeu từ năm 2008, trong khi bất động sản còn nóng hổi. Tính bình quân 1 ha cao su khoảng 500 cây, cạo mủ theo công thức 3D (3 ngày cạo một nhát), năng suất cao su Hoàng Anh Attapeu đạt 3 tấn/ha. Hiện nay giá cao su khoảng 2.500 - 3.000 USD/tấn, sau 5 năm nữa khi 25.000 ha cao su ở Lào được khai thác hết thì lợi nhuận mà bầu Đức thu lại là con số khổng lồ.
Việc đầu tư cây cao su ở Lào không phải quá tốn kém. Cứ 1 ha cao su thì chi phí bỏ ra khoảng 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp chiếm 1.000 USD. Việc đầu tư hiện đại và bài bản của bầu Đức đã tạo nên những rừng cao su bạt ngàn mà nhiều người ví von "chạy xe ô tô mất một buổi vẫn chưa hết các nông trường cao su". Ảnh: Cao su đen của nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu.
Ngoài cao su, ở Lào, bầu Đức còn đem 100 triệu USD xây dựng cụm công nghiệp mía đường Attapeu. Trong năm 2012, HAGL đã trồng được 5.530 ha mía, đồng thời xây dựng xong nhà máy sản xuất mía đường với công suất 7.000 tấn mía/ngày và nhà máy nhiệt điện chạy bằng bã mía với công suất 30 MW.
Năm 2013, HAGL trồng thêm 4.470 ha mía và xây dựng xưởng sản xuất phân vi sinh công suất 50.000 tấn/năm. Với hơn 10.000 ha mía, dự kiến hàng năm sản lượng đường thành phẩm sẽ đạt trên 100.000 tấn. Theo báo cáo tình hình kinh doanh mới nhất mảng mía đường đóng góp đến 64,4% cho HAGL. Ảnh: Nhà máy sản xuất đường của HAGL tại Cụm công nghiệp Mía đường Attapeu.
Theo kế hoạch của HAGL năm 2013, tập đoàn này sẽ phấn đầu đạt sản lượng 411.440 tấn mía và 45.715 tấn đường, năm 2014 con số tăng lên 1.056 triệu tấn mía cùng với đó 117.440 tấn đường. Kế hoạch năm 2015 HAGL ước đạt 1.192 triệu tấn mía hơn 132.444 tấn đường. Ảnh: Nông trường mía của HAGL tại Lào.
Tại Lào, bầu Đức còn đầu tư lớn vào cây cọ dầu. Cây này được trồng tại đây từ năm 2012 với khoảng 4.000 ha cọ dầu giống nhập từ Malaysia. Mỗi ha cọ dầu, bầu Đức phải bỏ ra khoảng 3.500 USD, đồng thời xây dựng một nhà máy chế biến với tổng vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Ngoài nông nghiệp, bầu Đức còn đầu tư vào các dự án thủy điện tại đất nước triệu voi. Các dự án thủy điện Nậm Kông 2, Nậm Kông 3, Hạ Xê Kông, Sê Sụ và Nậm Ét có tổng công suất lên đến 400 MW, trị giá khoảng 500 triệu USD. Theo kế hoạch, Dự án thủy điện Nậm Kông 2 tại Lào sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.
Về khoáng sản, bầu Đức sở hữu một mỏ đồng tại Xê Kông và một mỏ sắt tại huyện Đắc Chưng tỉnh Xê Kông, giá trị đầu tư khoảng 70 triệu USD. Ảnh: Một dự án khai thác quặng tại Lào của bầu Đức.
Ngoài ra, dự án 2 sân bay tại tỉnh Attapeu và tỉnh Hủa Phăn cũng có giá trị khoảng 60 triệu USD.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho các dự án nói trên, HAGL đã đầu tư 35 triệu USD không hoàn lại cho các dự án bệnh viện, hạ tầng giao thông, nhà ở tặng cho 2 tỉnh Attapeu và Xê Kông của Lào.
Ngày 22/11 vừa qua, HAGL khai trương và đưa vào khai thác Khách sạn Hoàng Anh Attapeu, 4 sao, 100 phòng tại thị xã Attapeu.
Tổng số tiền mà bầu Đức đầu tư tại Lào lên đã lên đến 1 tỷ USD. Với những gì bầu Đức cùng tập đoàn HAGL đã và đang làm đã đổi thay bộ mặt của tỉnh Attapeu nói riêng và đất nước Lào nói chung.