Với ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ, giống chó Pitbull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là "chó chiến binh". Pitbull là loài chó chọi có gốc gác ở châu Mỹ xa xôi và đang được nuôi nhiều ở Việt Nam để làm chó cảnh. Nhưng nuôi loài chó vốn nổi tiếng với biệt danh "hung thần" của các loài chó chọi không hề đơn giản. Theo tạp chí Forbes, dòng chó Pitbull được xếp vào danh mục 11 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay trên thế giới. Thậm chí, theo bảng xếp hạng giống chó nguy hiểm thì loài Pitbull được đứng đầu trong số những loài nguy hiểm nhất. Pitbull có thể đương đầu và hạ gục những con chó to hơn nó nhiều lần, nó không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào. Theo một số người nuôi loại chó này, dù hung dữ với đồng loại và những con vật khác nhưng Pitbull lại cực kỳ thân thiện và gần gũi với con người. Chúng rất tận tụy và trung thành với chủ nhân, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu ai đó chọc tức hoặc có ý định đe dọa chủ nó. Được biết con chó Pitbull đầu tiên được du nhập về Việt Nam vào năm 2003. Để huấn luyện thành công một con chó Pitbull ngoan ngoãn, nghe lời chủ không hề dễ dàng. Và để khiến nó thành một con chó chiến đấu càng công phu hơn. Muốn huấn luyện chúng, người chủ cũng phải có sức khỏe. Ngoài bơi, chó Pitbull còn phải thường xuyên luyện tập những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe. Để Pitbull có hàm cứng cáp, nướu dẻo như cao su, cơ bắp săn chắc, chủ nhân của nó xây dựng một hệ thống bài tập tổng hợp cực kỳ nghiêm ngặt. Một đoạn dây cao su to được treo lên trần nhà, chú chó nhảy lên táp rồi cứ thế treo lơ lửng, tiếp đến phải xé dừa khô, cắn cây chuối... Một con Pitbull bình thường có thể cắn vào một vật và đu mình 30 phút không biết mệt mỏi. Theo tiết lộ của chủ trại chó Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội), một chú Pitbull có "số má" có thể kéo cả chiếc ô tô 4 bánh chẳng khác gì một lực sĩ hạng nặng. Để luyện tập sức khỏe, Pitbull phải đeo chiếc xích to bằng cổ tay, tương đương trọng lượng cơ thể. Chiếc xích có thể nặng đến 40kg nhưng Pitbull vẫn nhấc lên nhẹ nhàng. Sự nguy hiểm và ham mồi của giống chó này thể hiện ở chỗ, đã ngoạm vật gì thì chỉ khi vật đó bị đứt lìa nó mới nhả ra và chuyển sang ngoạm chỗ khác. Vết thương để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, nhẹ có thể mang tật, nặng có thể mất mạng. Pitbull có thể tỏ ra ương bướng và dữ dằn nếu không được chủ nhân dạy dỗ một cách chu đáo và bài bản. Chế độ ăn của Pitbull cũng phải được chú trọng. Do Pitbull phải vận động mạnh nên ăn rất nhiều đạm. Loại thịt mà loài chó này thích nhất là thịt bò, mỗi bữa Pitbull có thể ăn đến cả cân thịt bò. Pitbull có thể tỏ ra hung dữ nhưng lại có "tình mẫu tử" sâu sắc với đàn con của nó.
Với ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ, giống chó Pitbull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là "chó chiến binh".
Pitbull là loài chó chọi có gốc gác ở châu Mỹ xa xôi và đang được nuôi nhiều ở Việt Nam để làm chó cảnh. Nhưng nuôi loài chó vốn nổi tiếng với biệt danh "hung thần" của các loài chó chọi không hề đơn giản.
Theo tạp chí Forbes, dòng chó Pitbull được xếp vào danh mục 11 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người trong tổng số hơn 400 loài chó hiện nay trên thế giới. Thậm chí, theo bảng xếp hạng giống chó nguy hiểm thì loài Pitbull được đứng đầu trong số những loài nguy hiểm nhất.
Pitbull có thể đương đầu và hạ gục những con chó to hơn nó nhiều lần, nó không biết sợ hay chùn bước trước bất kì đối thủ nào.
Theo một số người nuôi loại chó này, dù hung dữ với đồng loại và những con vật khác nhưng Pitbull lại cực kỳ thân thiện và gần gũi với con người. Chúng rất tận tụy và trung thành với chủ nhân, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu ai đó chọc tức hoặc có ý định đe dọa chủ nó.
Được biết con chó Pitbull đầu tiên được du nhập về Việt Nam vào năm 2003. Để huấn luyện thành công một con chó Pitbull ngoan ngoãn, nghe lời chủ không hề dễ dàng. Và để khiến nó thành một con chó chiến đấu càng công phu hơn. Muốn huấn luyện chúng, người chủ cũng phải có sức khỏe.
Ngoài bơi, chó Pitbull còn phải thường xuyên luyện tập những bài tập dẻo dai khác để tăng cường sức khỏe.
Để Pitbull có hàm cứng cáp, nướu dẻo như cao su, cơ bắp săn chắc, chủ nhân của nó xây dựng một hệ thống bài tập tổng hợp cực kỳ nghiêm ngặt. Một đoạn dây cao su to được treo lên trần nhà, chú chó nhảy lên táp rồi cứ thế treo lơ lửng, tiếp đến phải xé dừa khô, cắn cây chuối...
Một con Pitbull bình thường có thể cắn vào một vật và đu mình 30 phút không biết mệt mỏi.
Theo tiết lộ của chủ trại chó Ngọc Thụy (Long Biên, Hà Nội), một chú Pitbull có "số má" có thể kéo cả chiếc ô tô 4 bánh chẳng khác gì một lực sĩ hạng nặng. Để luyện tập sức khỏe, Pitbull phải đeo chiếc xích to bằng cổ tay, tương đương trọng lượng cơ thể. Chiếc xích có thể nặng đến 40kg nhưng Pitbull vẫn nhấc lên nhẹ nhàng.
Sự nguy hiểm và ham mồi của giống chó này thể hiện ở chỗ, đã ngoạm vật gì thì chỉ khi vật đó bị đứt lìa nó mới nhả ra và chuyển sang ngoạm chỗ khác. Vết thương để lại sẽ rất sâu và rộng vì hàm răng của chúng rất dài, sắc nhọn, nhẹ có thể mang tật, nặng có thể mất mạng.
Pitbull có thể tỏ ra ương bướng và dữ dằn nếu không được chủ nhân dạy dỗ một cách chu đáo và bài bản.
Chế độ ăn của Pitbull cũng phải được chú trọng. Do Pitbull phải vận động mạnh nên ăn rất nhiều đạm. Loại thịt mà loài chó này thích nhất là thịt bò, mỗi bữa Pitbull có thể ăn đến cả cân thịt bò.
Pitbull có thể tỏ ra hung dữ nhưng lại có "tình mẫu tử" sâu sắc với đàn con của nó.