Câu chuyện ứng dụng Facebook chiếm dụng quá nhiều tài nguyên trên các thiết bị Android không còn mới nữa. Điều này đã làm không ít các tín đồ Facebook phải suy nghĩ về việc có nên cài ứng dụng Facebook chính thức dành cho Android hay không.
1. Facebook "đốt" pin. Đã từ lâu, nhiều blogger và các trang tin công nghệ đều khẳng định ứng dụng Facebook là một ứng dụng ngốn pin bởi nó luôn luôn hoạt động ở chế độ nền ngay cả khi đã bị tắt. The Guardian ước tính nếu gỡ bỏ Facebook thì thời lượng sử dụng pin trên thiết bị sẽ tăng lên khoảng 20%, một con số rất lớn.
2. Facebook làm thiết bị chậm hơn. Thành viên Reddit trên cũng đã thử ước tính tốc độ phản hồi của thiết bị trước và sau khi gỡ Facebook, và kết quả thật bất ngờ. Gỡ bỏ Facebook (và cả Messenger, ứng dụng nhắn tin của Facebook) giúp thời gian mở ứng dụng nhanh hơn 15% và hiệu suất hoạt động cũng được cải thiện rất nhiều.
3. Facebook sử dụng nhiều dữ liệu. AVG đã thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu người dùng để đánh giá hiệu suất các thiết bị chạy Android theo từng quý. Kết quả cho thấy Facebook sử dụng rất nhiều dữ liệu di động của người dùng, một phần bởi các hình ảnh và 1 phần do tính năng tự chơi video cũng như hành động liên tục gửi thông tin qua lại giữa các máy chủ.
4. Facebook chiếm nhiều bộ nhớ. Cũng trong báo cáo của AVG, Facebook tiếp tục đứng đầu danh sách các ứng dụng chiếm dụng nhiều bộ nhớ thiết bị nhất. Biên tập viên trang MakeUseOf cho biết dù không sử dụng Facebook trên di động nhiều nhưng lượng bộ nhớ chiếm dụng của nó thậm chí còn cao hơn Chrome, Twitter hay WhatsApp, các ứng dụng mà anh sử dụng nhiều nhất.
5. Facebook đòi hỏi quá nhiều quyền hạn. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy Facebook đòi hỏi quyền truy cập rất cao vào thiết bị người dùng, hơn hẳn các ứng dụng khác.Nếu cảm thấy sợ hãi với những điều trên, trừ khi là thanh niên sống ảo thì bạn nên gỡ bỏ Facebook ngay và luôn ra khỏi thiết bị của mình.
Câu chuyện ứng dụng Facebook chiếm dụng quá nhiều tài nguyên trên các thiết bị Android không còn mới nữa. Điều này đã làm không ít các tín đồ Facebook phải suy nghĩ về việc có nên cài ứng dụng Facebook chính thức dành cho Android hay không.
1. Facebook "đốt" pin. Đã từ lâu, nhiều blogger và các trang tin công nghệ đều khẳng định ứng dụng Facebook là một ứng dụng ngốn pin bởi nó luôn luôn hoạt động ở chế độ nền ngay cả khi đã bị tắt. The Guardian ước tính nếu gỡ bỏ Facebook thì thời lượng sử dụng pin trên thiết bị sẽ tăng lên khoảng 20%, một con số rất lớn.
2. Facebook làm thiết bị chậm hơn. Thành viên Reddit trên cũng đã thử ước tính tốc độ phản hồi của thiết bị trước và sau khi gỡ Facebook, và kết quả thật bất ngờ. Gỡ bỏ Facebook (và cả Messenger, ứng dụng nhắn tin của Facebook) giúp thời gian mở ứng dụng nhanh hơn 15% và hiệu suất hoạt động cũng được cải thiện rất nhiều.
3. Facebook sử dụng nhiều dữ liệu. AVG đã thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu người dùng để đánh giá hiệu suất các thiết bị chạy Android theo từng quý. Kết quả cho thấy Facebook sử dụng rất nhiều dữ liệu di động của người dùng, một phần bởi các hình ảnh và 1 phần do tính năng tự chơi video cũng như hành động liên tục gửi thông tin qua lại giữa các máy chủ.
4. Facebook chiếm nhiều bộ nhớ. Cũng trong báo cáo của AVG, Facebook tiếp tục đứng đầu danh sách các ứng dụng chiếm dụng nhiều bộ nhớ thiết bị nhất. Biên tập viên trang MakeUseOf cho biết dù không sử dụng Facebook trên di động nhiều nhưng lượng bộ nhớ chiếm dụng của nó thậm chí còn cao hơn Chrome, Twitter hay WhatsApp, các ứng dụng mà anh sử dụng nhiều nhất.
5. Facebook đòi hỏi quá nhiều quyền hạn. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy Facebook đòi hỏi quyền truy cập rất cao vào thiết bị người dùng, hơn hẳn các ứng dụng khác.Nếu cảm thấy sợ hãi với những điều trên, trừ khi là thanh niên sống ảo thì bạn nên gỡ bỏ Facebook ngay và luôn ra khỏi thiết bị của mình.