Máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. PGS.TS Nguyễn Đức Cương, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam cho biết: Trước kia UAV thường được dùng để trinh sát. Khoảng mươi năm gần đây, UAV được dùng cho cả mục đích tấn công, tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao (thông qua hệ thống liên lạc vệ tinh, có thể theo dõi và bắn tên lửa để tiêu diệt một tên khủng bố ở cách xa hàng ngàn km).Tùy theo mục đích sử dụng, máy bay không người lái có loại to nặng hàng chục tấn, có loại cực nhẹ và nhỏ như côn trùng. Chiếc Altair của Nga có trọng lượng gần 5 tấn, được trang bị các phương tiện do thám điện tử và vũ khí, tầm bay có thể đạt 10.000 km, thời gian bay 48 giờ.Trong khi đó, Robo-fly được làm bằng sợi carbon, chỉ có kích thước của một con ruồi và trọng lượng chỉ 106mg. Máy bay được trang bị và điều khiển thông qua một dây tether trọng lượng nhẹ và có thể thực hiện các thao tác nhanh nhẹn như các loài côn trùng. Thiết bị này có loại bay chậm vài m/s nhưng có loại bay nhanh hơn tiếng động. Chiếc X-51A Waverider (máy bay quân sự không người lái của Mỹ) có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trong một chuyến bay thử nghiệm. Trong ảnh X-51A Waverider gắn vào cánh của một chiếc B-52. UAV có nhiều loại: do thám, dân dụng, thương mại... Trong ảnh là DJI Phantom GPS Drone được sử dụng với mục đích dân dụng (săn tin, chụp ảnh). UAV này có định vị GPS, tự động hạ cánh khi pin sắp cạn, hỗ trợ camera hành trình và lập trình để tự động quay về nơi xuất phát.Một số loại máy bay không người lái có thể hoạt động bằng nhiên liệu sinh học. Trong hình là UAV của hãng Titan Aerospace (Mỹ) chạy bằng năng lượng mặt trời. Có khoảng 3.000 quả pin mặt trời được lắp trên cánh và đuôi, máy bay có thể sản sinh 7 kilowatt điện chạy liên tục ban ngày. Còn bay đêm, máy bay sẽ sử dụng pin lithium-ion.Tháng 5/2013, Việt Nam từng cho ra mắt máy bay không người lái.Trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3.000 m, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm. (Hình ảnh buổi thử nghiệm UAV của Việt Nam).Trong đó, các loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 của Việt Nam có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất. (Hình ảnh buổi thử nghiệm máy bay không người lái của Việt Nam).
Máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm.
PGS.TS Nguyễn Đức Cương, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam cho biết: Trước kia UAV thường được dùng để trinh sát. Khoảng mươi năm gần đây, UAV được dùng cho cả mục đích tấn công, tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao (thông qua hệ thống liên lạc vệ tinh, có thể theo dõi và bắn tên lửa để tiêu diệt một tên khủng bố ở cách xa hàng ngàn km).
Tùy theo mục đích sử dụng, máy bay không người lái có loại to nặng hàng chục tấn, có loại cực nhẹ và nhỏ như côn trùng. Chiếc Altair của Nga có trọng lượng gần 5 tấn, được trang bị các phương tiện do thám điện tử và vũ khí, tầm bay có thể đạt 10.000 km, thời gian bay 48 giờ.
Trong khi đó, Robo-fly được làm bằng sợi carbon, chỉ có kích thước của một con ruồi và trọng lượng chỉ 106mg. Máy bay được trang bị và điều khiển thông qua một dây tether trọng lượng nhẹ và có thể thực hiện các thao tác nhanh nhẹn như các loài côn trùng.
Thiết bị này có loại bay chậm vài m/s nhưng có loại bay nhanh hơn tiếng động. Chiếc X-51A Waverider (máy bay quân sự không người lái của Mỹ) có tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trong một chuyến bay thử nghiệm. Trong ảnh X-51A Waverider gắn vào cánh của một chiếc B-52.
UAV có nhiều loại: do thám, dân dụng, thương mại... Trong ảnh là DJI Phantom GPS Drone được sử dụng với mục đích dân dụng (săn tin, chụp ảnh). UAV này có định vị GPS, tự động hạ cánh khi pin sắp cạn, hỗ trợ camera hành trình và lập trình để tự động quay về nơi xuất phát.
Một số loại máy bay không người lái có thể hoạt động bằng nhiên liệu sinh học. Trong hình là UAV của hãng Titan Aerospace (Mỹ) chạy bằng năng lượng mặt trời. Có khoảng 3.000 quả pin mặt trời được lắp trên cánh và đuôi, máy bay có thể sản sinh 7 kilowatt điện chạy liên tục ban ngày. Còn bay đêm, máy bay sẽ sử dụng pin lithium-ion.
Tháng 5/2013, Việt Nam từng cho ra mắt máy bay không người lái.Trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay là 3.000 m, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ban ngày và ban đêm. (Hình ảnh buổi thử nghiệm UAV của Việt Nam).
Trong đó, các loại AV.UAV.S3, AV.UAV.S4 của Việt Nam có thể mở rộng tầm bay xa hơn khi sử dụng liên lạc vệ tinh dẫn đường hoặc các trạm chuyển tiếp mặt đất. (Hình ảnh buổi thử nghiệm máy bay không người lái của Việt Nam).