TS. Nguyễn Phan Kiên, Công ty TNHH Công nghệ và Ứng dụng Bách Khoa cho biết, việc sử dụng tai nghe đối với các thiết bị điện tử như smartphone, Ipod hay các loại thiết bị nghe âm thanh khác tạo ra một lợi ích rất lớn trong việc giúp con người thư giãn.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng tai nghe với mức âm lượng lớn, đặc biệt trong khoảng thời gian gặp những chuyện không vui hay cố gắng tìm cách thoát ra khỏi những điều làm phiền xung quanh.
Điều đáng nói, mức ồn của tai nghe khi bạn bật to là vô cùng khủng khiếp. Theo các nhà nghiên cứu, mức độ tiếng ồn trong tai nghe khi bật to có thể tương tự máy bay phản lực.
Hệ quả của nó, theo các chuyên gia từ Đại học Leicester (Anh) chính là hỏng lớp vỏ bên ngoài của tế bào thần kinh tai và cuối cùng gây ra điếc.
Các chuyên gia phân tích: Lớp vỏ tế bào chính là các vỏ myelin phủ trên tế bào thần kinh nhằm truyền tín hiệu điện từ tai tới não thông qua quá trình lan truyền tín hiệu điện sinh học dọc theo tế bào. Khi các tế bào thần kinh có vỏ myelin tiếp xúc với tiềng ồn lớn các tín hiệu điện sẽ bị chặn lại và không truyền được tới não.
Khi lớp vỏ myelin được tái tạo lại việc truyền các tín hiệu từ tai lên não lại trở lại bình thường nhưng lớp vỏ myelin lúc này cũng đã bị tác động nghiêm trọng gây các bệnh về tai nhẹ là điếc tạm thời, nặng hơn có thể gây điếc vĩnh viễn.
Vì thế khi dùng tai nghe bạn phải đảm ở mức vừa đủ. Các nhà khoa học đã chỉ ra, thời gian tối đa bảo vệ cho đôi tai mỗi ngày khi nghe âm thanh tại mức 90 dB (đơn vị đo lường âm thanh) là 8 giờ, ở mức 95 dB là 4 giờ; 100 dB là 2 giờ; 110 dB là 30 phút; và với âm thanh ở mức 120 dB thì tai chỉ có thể chịu được tối đa là 7,5 phút.
Từ các con số cụ thể đưa ra, các nhà khoa học khuyên khi nghe tai nghe, hãy điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của thiết bị.
Ngoài ra, không nên đeo tai nghe quá 2 tiếng/ngày. Nếu nghe càng to thời gian nghe phải giảm xuống mức tương ứng. Bạn cũng không nên đeo khi đang ngủ bởi dễ ngủ quên và không tháo tai nghe ra.
Nên dùng các loại tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh.
Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên dừng ngay việc nghe tai nghe và đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.Mời độc giả xem video:Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THDT.
TS. Nguyễn Phan Kiên, Công ty TNHH Công nghệ và Ứng dụng Bách Khoa cho biết, việc sử dụng tai nghe đối với các thiết bị điện tử như smartphone, Ipod hay các loại thiết bị nghe âm thanh khác tạo ra một lợi ích rất lớn trong việc giúp con người thư giãn.
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen dùng tai nghe với mức âm lượng lớn, đặc biệt trong khoảng thời gian gặp những chuyện không vui hay cố gắng tìm cách thoát ra khỏi những điều làm phiền xung quanh.
Điều đáng nói, mức ồn của tai nghe khi bạn bật to là vô cùng khủng khiếp. Theo các nhà nghiên cứu, mức độ tiếng ồn trong tai nghe khi bật to có thể tương tự máy bay phản lực.
Hệ quả của nó, theo các chuyên gia từ Đại học Leicester (Anh) chính là hỏng lớp vỏ bên ngoài của tế bào thần kinh tai và cuối cùng gây ra điếc.
Các chuyên gia phân tích: Lớp vỏ tế bào chính là các vỏ myelin phủ trên tế bào thần kinh nhằm truyền tín hiệu điện từ tai tới não thông qua quá trình lan truyền tín hiệu điện sinh học dọc theo tế bào. Khi các tế bào thần kinh có vỏ myelin tiếp xúc với tiềng ồn lớn các tín hiệu điện sẽ bị chặn lại và không truyền được tới não.
Khi lớp vỏ myelin được tái tạo lại việc truyền các tín hiệu từ tai lên não lại trở lại bình thường nhưng lớp vỏ myelin lúc này cũng đã bị tác động nghiêm trọng gây các bệnh về tai nhẹ là điếc tạm thời, nặng hơn có thể gây điếc vĩnh viễn.
Vì thế khi dùng tai nghe bạn phải đảm ở mức vừa đủ. Các nhà khoa học đã chỉ ra, thời gian tối đa bảo vệ cho đôi tai mỗi ngày khi nghe âm thanh tại mức 90 dB (đơn vị đo lường âm thanh) là 8 giờ, ở mức 95 dB là 4 giờ; 100 dB là 2 giờ; 110 dB là 30 phút; và với âm thanh ở mức 120 dB thì tai chỉ có thể chịu được tối đa là 7,5 phút.
Từ các con số cụ thể đưa ra, các nhà khoa học khuyên khi nghe tai nghe, hãy điều chỉnh sao cho mức âm lượng không quá 60% so với mức cao nhất của thiết bị.
Ngoài ra, không nên đeo tai nghe quá 2 tiếng/ngày. Nếu nghe càng to thời gian nghe phải giảm xuống mức tương ứng. Bạn cũng không nên đeo khi đang ngủ bởi dễ ngủ quên và không tháo tai nghe ra.
Nên dùng các loại tai nghe chụp cả tai. Loại tai nghe này sẽ ngăn không cho âm thanh bên ngoài làm ảnh hưởng đến sự “trung thực” của âm thanh.
Khi thấy có biểu hiện ù tai, nghe kém, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt… nên dừng ngay việc nghe tai nghe và đi khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Mời độc giả xem video:Tháp Eiffel - Biểu tượng nước Pháp tròn 130 tuổi. Nguồn: THDT.