Gapo – cái tên mới nhất trong danh sách các mạng xã hội được ra mắt ngày 23/7. Tuy nhiên chỉ tới chưa đầy 24h, mạng này đã tạm dừng hoạt động phiên bản nền web.Các thao tác đăng ký tài khoản mới gặp khó khăn. Bản thân Gapo nền tảng iOS hay Android đều vấp phải nhiều lỗi, như: lỗi hiển thị nội dung, lỗi không thể đăng bài, lỗi không thể tương tác…Người dùng lập tức đặt ra câu hỏi, liệu có quá vội vàng khi ra mắt GAPO với vô số lỗi nghiêm trọng như vậy? – Tuy nhiên soi vào lịch sử bi thương của các mạng xã hội Việt Nam, trường hợp này không hiếm gặp.Mới không kém Gapo, là mạng xã hội thuần Việt có tên “Hahalolo”. Hahalolo ra đời ngày 10/6, được định hướng là mạng xã hội du lịch đầu tiên của người Việt. Copy y nguyên ý tưởng của các ông lớn Facebook, Instagram… Hahalolo cũng bố trí nội dung theo dạng timeline, cùng các công cụ: bình luận, nút like, share…Ứng dụng cung cấp cho người dùng công cụ đặt phòng khách sạn, đặt tour, mua vé máy bay, mua sắm và chia sẻ những trải nghiệm du lịch. Hahalolo còn tích hợp giải pháp kết nối khách hàng với các đơn vị bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng, ứng dụng này vẫn hoạt động một cách âm thầm lặng lẽ, chẳng mấy ai biết đến.Từng là “trang web đầu tiên phải vào mỗi khi truy cập internet” của nhiều thanh niên Việt Nam, Haivl được đánh giá như một tên tuổi lớn. Tuy nhiên, do không quản lý được nội dung, Haivl đã vướng phải những sai phạm về thủ tục pháp lý, dẫn tới bị tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn.Tại thời kỳ huy hoàng nhất, Haivl thu hút tới 2 triệu người dùng, trong đó lượng người dùng tích cực hàng ngày lên tới 600 nghìn người. Mỗi ngày, có tới 13 nghìn tin bài được đăng tải trên mạng xã hội này. Trước khi chìm vào quên lãng, Haivl đã kịp sang tay chủ mới với mức giá khủng 33 tỷ đồng, chỉ ít ngày trước khi bị cấm.Ra đời tháng 6/2011, mạng xã hội Banbe.net cũng mang rất nhiều hoài bão và hy vọng. Banbe.net được đỡ đầu bởi ông lớn FPT. Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ để vượt qua cái bóng quá lớn của Facebook.Sau một năm hoạt động không hiệu quả, banbe.net đã buộc phải chuyển thành mạng xã hội dành riêng cho doanh nghiệp và được thử nghiệm trước tiên trên “gà nhà” – công ty FPT Software. Từ đó tới nay, cũng không còn thấy bóng dáng của banbe.net ở đâu trên bản đồ internet Việt Nam nữa.Từng nở rộ một thời, Zing me là mạng xã hội được hậu thuẫn bởi tập đoàn VNG. Đó là lý do rất dễ hiểu khi Zing me chuyên dành cho các game thủ và được tích hợp với hàng loạt tựa game của nhà phát hành VNG, như: Khu vườn trên mây, Gunny… Tại thời điểm bắt đầu vào Việt Nam, Facebook thậm chí chỉ có lượng người dùng không bằng 1/10 Zing me.Nhưng trong suốt quá trình phát triển, Zing me chỉ chăm chăm đi copy các tính năng của ông trùm Facebook, mà không có bất kỳ sáng tạo nào. Lâu dần, số người dùng của Zing me ngày một thưa thớt và đến nay, có lẽ chỉ còn một sốt ít những gamer là hay qua lại trên mạng xã hội này.Video Mạng xã hội GAPO vẫn còn quá lag - Nguồn: Hoàng Hà Channel@Youtube
Gapo – cái tên mới nhất trong danh sách các mạng xã hội được ra mắt ngày 23/7. Tuy nhiên chỉ tới chưa đầy 24h, mạng này đã tạm dừng hoạt động phiên bản nền web.
Các thao tác đăng ký tài khoản mới gặp khó khăn. Bản thân Gapo nền tảng iOS hay Android đều vấp phải nhiều lỗi, như: lỗi hiển thị nội dung, lỗi không thể đăng bài, lỗi không thể tương tác…
Người dùng lập tức đặt ra câu hỏi, liệu có quá vội vàng khi ra mắt GAPO với vô số lỗi nghiêm trọng như vậy? – Tuy nhiên soi vào lịch sử bi thương của các mạng xã hội Việt Nam, trường hợp này không hiếm gặp.
Mới không kém Gapo, là mạng xã hội thuần Việt có tên “Hahalolo”. Hahalolo ra đời ngày 10/6, được định hướng là mạng xã hội du lịch đầu tiên của người Việt. Copy y nguyên ý tưởng của các ông lớn Facebook, Instagram… Hahalolo cũng bố trí nội dung theo dạng timeline, cùng các công cụ: bình luận, nút like, share…
Ứng dụng cung cấp cho người dùng công cụ đặt phòng khách sạn, đặt tour, mua vé máy bay, mua sắm và chia sẻ những trải nghiệm du lịch. Hahalolo còn tích hợp giải pháp kết nối khách hàng với các đơn vị bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử. Tuy nhiên, sau hơn 1 tháng, ứng dụng này vẫn hoạt động một cách âm thầm lặng lẽ, chẳng mấy ai biết đến.
Từng là “trang web đầu tiên phải vào mỗi khi truy cập internet” của nhiều thanh niên Việt Nam, Haivl được đánh giá như một tên tuổi lớn. Tuy nhiên, do không quản lý được nội dung, Haivl đã vướng phải những sai phạm về thủ tục pháp lý, dẫn tới bị tước giấy phép hoạt động vĩnh viễn.
Tại thời kỳ huy hoàng nhất, Haivl thu hút tới 2 triệu người dùng, trong đó lượng người dùng tích cực hàng ngày lên tới 600 nghìn người. Mỗi ngày, có tới 13 nghìn tin bài được đăng tải trên mạng xã hội này. Trước khi chìm vào quên lãng, Haivl đã kịp sang tay chủ mới với mức giá khủng 33 tỷ đồng, chỉ ít ngày trước khi bị cấm.
Ra đời tháng 6/2011, mạng xã hội Banbe.net cũng mang rất nhiều hoài bão và hy vọng. Banbe.net được đỡ đầu bởi ông lớn FPT. Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ để vượt qua cái bóng quá lớn của Facebook.
Sau một năm hoạt động không hiệu quả, banbe.net đã buộc phải chuyển thành mạng xã hội dành riêng cho doanh nghiệp và được thử nghiệm trước tiên trên “gà nhà” – công ty FPT Software. Từ đó tới nay, cũng không còn thấy bóng dáng của banbe.net ở đâu trên bản đồ internet Việt Nam nữa.
Từng nở rộ một thời, Zing me là mạng xã hội được hậu thuẫn bởi tập đoàn VNG. Đó là lý do rất dễ hiểu khi Zing me chuyên dành cho các game thủ và được tích hợp với hàng loạt tựa game của nhà phát hành VNG, như: Khu vườn trên mây, Gunny… Tại thời điểm bắt đầu vào Việt Nam, Facebook thậm chí chỉ có lượng người dùng không bằng 1/10 Zing me.
Nhưng trong suốt quá trình phát triển, Zing me chỉ chăm chăm đi copy các tính năng của ông trùm Facebook, mà không có bất kỳ sáng tạo nào. Lâu dần, số người dùng của Zing me ngày một thưa thớt và đến nay, có lẽ chỉ còn một sốt ít những gamer là hay qua lại trên mạng xã hội này.
Video Mạng xã hội GAPO vẫn còn quá lag - Nguồn: Hoàng Hà Channel@Youtube