1) Tắt ứng dụng để tăng tốc độ. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm khi sử dụng smartphone, vì những chương trình nằm trong danh sách các ứng dụng được mở gần đây không thực sự chạy nền và tiêu tốn tài nguyên. Mặc định các ứng dụng sẽ được lưu trên bộ nhớ RAM để người dùng mở lại nhanh hơn, do đó việc tắt đi chỉ khiến cho thời gian chờ lâu hơn. Bên cạnh đó, nếu iPhone cần nhiều RAM, nó sẽ tự động tắt các phần mềm mà bạn không sử dụng. 2) Sử dụng Task Killer sẽ tăng tốc Android. Nhiều người thường cho rằng, việc sử dụng Task Killer để tắt các ứng dụng từ bộ nhớ RAM khi không sử dụng sẽ giúp tăng tốc độ điện thoại, nhưng thực sự thì không phải vậy. Ngược lại, nó còn làm giảm hiệu suất và thời lượng pin của thiết bị bởi cơ chế quản lý các ứng dụng trên Android không hề giống như trên Windows. 3) Chỉ cắm sạc khi điện thoại báo pin yếu. Việc này chỉ đúng đối với các công nghệ pin cũ có “hiệu ứng nhớ”, bởi đối với một viên pin Lithium-ion hiện đại, bạn không cần phải xài đến gần hết pin rồi mới cắm sạc. Người dùng có thể sạc bất cứ lúc nào tùy thích và để qua đêm cũng không hề ảnh hưởng để hiệu suất cũng như tuổi thọ pin. 4) Chỉ nên sử dụng bộ sạc đi kèm với thiết bị. Các smartphone ngày nay đa phần đều sử dụng bộ sạc với cổng USB được tiêu chuẩn hóa, do đó, người dùng hoàn toàn có thể xài các cục sạc có cùng điện áp để sạc cho smartphone, tuy nhiên nên hạn chế sử dụng hàng nhái hoặc hàng giả. Việc sạc điện thoại với một bộ sạc mạnh thì thời gian sạc sẽ nhanh hơn, nhưng thực tế thì không nên vì pin rất dễ chai. Ngược lại, nếu xài cục sạc có công suất nhỏ hoặc cắm trực tiếp vào cổng USB trên máy tính, thì thiết bị sẽ lâu đầy pin hơn. 5) Camera nhiều “chấm” là ngon hơn. Nhiều người thường cho rằng, camera có số “chấm” (Megapixel) càng cao thì chụp ảnh càng đẹp, tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Ví dụ iPhone 6 của Apple vẫn chỉ được trang bị camera có 8MP, trong khi các smartphone Android cao cấp thường sẽ từ 16MP trở lên. Tóm lại, việc nhồi nhét quá pixel lên cảm biến không phải là một ý tưởng tốt. Bởi nếu so với một máy ảnh 16MP thì một bộ cảm biến của máy ảnh 8MP có cùng kích thước sẽ có điểm ảnh lớn hơn, và cho nhiều ánh sáng hơn. Quan trọng hơn vẫn là chất lượng tổng thể của bộ cảm biến, ống kính và các phần mềm xử lý hình ảnh chứ không chỉ phụ thuộc vào số “chấm”.
1) Tắt ứng dụng để tăng tốc độ. Đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm khi sử dụng smartphone, vì những chương trình nằm trong danh sách các ứng dụng được mở gần đây không thực sự chạy nền và tiêu tốn tài nguyên. Mặc định các ứng dụng sẽ được lưu trên bộ nhớ RAM để người dùng mở lại nhanh hơn, do đó việc tắt đi chỉ khiến cho thời gian chờ lâu hơn. Bên cạnh đó, nếu iPhone cần nhiều RAM, nó sẽ tự động tắt các phần mềm mà bạn không sử dụng.
2) Sử dụng Task Killer sẽ tăng tốc Android. Nhiều người thường cho rằng, việc sử dụng Task Killer để tắt các ứng dụng từ bộ nhớ RAM khi không sử dụng sẽ giúp tăng tốc độ điện thoại, nhưng thực sự thì không phải vậy. Ngược lại, nó còn làm giảm hiệu suất và thời lượng pin của thiết bị bởi cơ chế quản lý các ứng dụng trên Android không hề giống như trên Windows.
3) Chỉ cắm sạc khi điện thoại báo pin yếu. Việc này chỉ đúng đối với các công nghệ pin cũ có “hiệu ứng nhớ”, bởi đối với một viên pin Lithium-ion hiện đại, bạn không cần phải xài đến gần hết pin rồi mới cắm sạc. Người dùng có thể sạc bất cứ lúc nào tùy thích và để qua đêm cũng không hề ảnh hưởng để hiệu suất cũng như tuổi thọ pin.
4) Chỉ nên sử dụng bộ sạc đi kèm với thiết bị. Các smartphone ngày nay đa phần đều sử dụng bộ sạc với cổng USB được tiêu chuẩn hóa, do đó, người dùng hoàn toàn có thể xài các cục sạc có cùng điện áp để sạc cho smartphone, tuy nhiên nên hạn chế sử dụng hàng nhái hoặc hàng giả. Việc sạc điện thoại với một bộ sạc mạnh thì thời gian sạc sẽ nhanh hơn, nhưng thực tế thì không nên vì pin rất dễ chai. Ngược lại, nếu xài cục sạc có công suất nhỏ hoặc cắm trực tiếp vào cổng USB trên máy tính, thì thiết bị sẽ lâu đầy pin hơn.
5) Camera nhiều “chấm” là ngon hơn. Nhiều người thường cho rằng, camera có số “chấm” (Megapixel) càng cao thì chụp ảnh càng đẹp, tuy nhiên đây là một quan niệm sai lầm. Ví dụ iPhone 6 của Apple vẫn chỉ được trang bị camera có 8MP, trong khi các smartphone Android cao cấp thường sẽ từ 16MP trở lên. Tóm lại, việc nhồi nhét quá pixel lên cảm biến không phải là một ý tưởng tốt. Bởi nếu so với một máy ảnh 16MP thì một bộ cảm biến của máy ảnh 8MP có cùng kích thước sẽ có điểm ảnh lớn hơn, và cho nhiều ánh sáng hơn. Quan trọng hơn vẫn là chất lượng tổng thể của bộ cảm biến, ống kính và các phần mềm xử lý hình ảnh chứ không chỉ phụ thuộc vào số “chấm”.